Quy định về lấy ý kiến trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc?
- Lấy ý kiến trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc như thế nào?
- Tổng hợp, tiếp thu ý kiến và chỉnh lý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc?
- Soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc?
Lấy ý kiến trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc như thế nào?
Căn cứ Điều 22 Thông tư 03/2022/TT-UBDT quy định lấy ý kiến trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Lấy ý kiến trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật
1. Trong quá trình soạn thảo, đơn vị chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan bằng các phương thức quy định tại Điều 57, Điều 91, điểm d khoản 2 Điều 97, khoản 2 Điều 101 của Luật và phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến.
2. Đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người dân và doanh nghiệp, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi tới Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để lấy ý kiến của Mặt trận và cộng đồng doanh nghiệp.
3. Đơn vị chủ trì soạn thảo tổ chức lấy ý kiến góp ý của các đơn vị có liên quan thuộc Ủy ban Dân tộc đối với dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm góp ý khi được đề nghị tham gia ý kiến. Thủ trưởng đơn vị được đề nghị tham gia ý kiến chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm về việc không tham gia hoặc chậm tham gia ý kiến và các vướng mắc, phát sinh (nếu có) liên quan đến nội dung thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của đơn vị mình.
Trong quá trình soạn thảo, đơn vị chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan bằng các phương thức quy định và phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến.
Quy định về lấy ý kiến trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc? (Hình từ Internet)
Tổng hợp, tiếp thu ý kiến và chỉnh lý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc?
Theo Điều 23 Thông tư 03/2022/TT-UBDT quy định tổng hợp, tiếp thu ý kiến và chỉnh lý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Tổng hợp, tiếp thu ý kiến và chỉnh lý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
1. Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trường hợp không tiếp thu ý kiến góp ý, đơn vị chủ trì soạn thảo phải giải trình cụ thể.
2. Sau khi chỉnh lý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này, đơn vị chủ trì soạn thảo báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc phụ trách về tiến độ, nội dung, các vấn đề phức tạp, các vấn đề còn có ý kiến khác nhau đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc phụ trách, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm chỉnh lý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Nếu xét thấy cần thiết, đơn vị chủ trì soạn thảo có thể tiếp tục lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong và ngoài Ủy ban Dân tộc.
Tổng hợp, tiếp thu ý kiến và chỉnh lý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật như sau: Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Sau khi chỉnh lý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, đơn vị chủ trì soạn thảo báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc phụ trách về tiến độ, nội dung, các vấn đề phức tạp, các vấn đề còn có ý kiến khác nhau đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc phụ trách, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm chỉnh lý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc?
Tại Điều 24 Thông tư 03/2022/TT-UBDT quy định soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn như sau:
Soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn
1. Luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, Chủ nhiệm theo trình tự, thủ tục rút gọn thực hiện theo quy định tại Điều 146, Điều 147, Điều 148 và Điều 149 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi bởi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020.
2. Thông tư của Bộ trưởng, Chủ nhiệm được xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn trong các trường hợp:
a) Trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn theo quy định tại khoản 1 Điều 146 Luật;
b) Cần ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 146 của Luật;
c) Cần bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội theo quy định tại khoản 4 Điều 146 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 44 Điều 1 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020.
3. Trường hợp thông tư của Bộ trưởng, Chủ nhiệm được xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này:
a) Đơn vị chủ trì soạn thảo lấy ý kiến của Vụ Pháp chế trước khi báo cáo Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc gửi xin ý kiến Bộ Tư pháp về việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với thông tư đó. Sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Ủy ban Dân tộc có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
b) Văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn bao gồm các nội dung cơ bản sau: sự cần thiết ban hành thông tư theo trình tự, thủ tục rút gọn (cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn), thời gian dự kiến trình, thời gian dự kiến có hiệu lực, ý kiến của Bộ Tư pháp và các nội dung khác (nếu có).
4. Trường hợp thông tư của Bộ trưởng, Chủ nhiệm được xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này:
Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm báo cáo, xin ý kiến Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc phụ trách trước khi trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm xem xét, quyết định việc xây dựng theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn các văn bản sau: Luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, Chủ nhiệm. Thông tư của Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?