Tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, quy trình đăng ký niêm yết và thủ tục để chính thức giao dịch như thế nào?
- Quy trình đăng ký niêm yết và thủ tục để chính thức giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh?
- Điều kiện niêm yết chứng khoán của công ty sau quá trình sáp nhập tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh?
- Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán của công ty sau quá trình sáp nhập tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh?
Quy trình đăng ký niêm yết và thủ tục để chính thức giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh?
Tại Điều 10 Quy chế niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 85/QĐ-SGDHCM năm 2018 có quy định về quy trình đăng ký niêm yết và thủ tục để chính thức giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh như sau:
Quy trình đăng ký niêm yết và thủ tục để chính thức giao dịch tại SGDCK
1. Thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Quy chế này.
2. Trước khi tham gia hợp nhất, công ty niêm yết thực hiện việc hủy niêm yết theo quy chế của SGDCK.
3. Trong vòng sáu (06) tháng, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty hợp nhất đáp ứng điều kiện niêm yết tại các khoản 1, 2 Điều 8 Quy chế này phải hoàn tất thủ tục nộp hồ sơ đăng ký niêm yết đầy đủ và hợp lệ trên SGDCK. Quá thời hạn trên mà công ty không hoàn tất thủ tục đăng ký niêm yết thì trong vòng sáu (06) tháng tiếp theo, công ty phải hoàn tất thủ tục đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom.
Quy trình đăng ký niêm yết và thủ tục để chính thức giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh: Trước khi tham gia hợp nhất, công ty niêm yết thực hiện việc hủy niêm yết theo quy chế của SGDCK. Trong vòng sáu tháng, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty hợp nhất đáp ứng điều kiện niêm yết phải hoàn tất thủ tục nộp hồ sơ đăng ký niêm yết đầy đủ và hợp lệ trên SGDCK. Quá thời hạn trên mà công ty không hoàn tất thủ tục đăng ký niêm yết thì trong vòng sáu tháng tiếp theo, công ty phải hoàn tất thủ tục đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom.
Tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, quy trình đăng ký niêm yết và thủ tục để chính thức giao dịch như thế nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện niêm yết chứng khoán của công ty sau quá trình sáp nhập tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh?
Tại Điều 11 Quy chế niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 85/QĐ-SGDHCM năm 2018 có quy định về quy trình điều kiện niêm yết chứng khoán của công ty sau quá trình sáp nhập tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh như sau:
Điều kiện niêm yết
1. Trường hợp công ty nhận sáp nhập và các công ty bị sáp nhập đều là công ty niêm yết trên SGDCK, sau khi sáp nhập, công ty nhận sáp nhập làm thủ tục thay đổi đăng ký niêm yết khi:
1.1. Trước khi sáp nhập, công ty nhận sáp nhập và công ty bị sáp nhập đều có ROE dương; hoặc
1.2. Sau khi sáp nhập, công ty nhận sáp nhập có ROE dương hoặc có ROE lớn hơn ROE của công ty đó trong năm liền trước năm thực hiện sáp nhập;
1.3. Trường hợp không đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm 1.1 hoặc điểm 1.2 khoản này thì số cổ phiếu phát hành thêm chỉ được đăng ký niêm yết bổ sung trên SGDCK sau một (01) năm kể từ thời điểm công ty nhận sáp nhập được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.
2. Trường hợp công ty nhận sáp nhập là công ty niêm yết trên SGDCK, các công ty bị sáp nhập có ít nhất một công ty chưa niêm yết trên SGDCK (bao gồm cả công ty niêm yết trên SGDCK Hà Nội), sau khi sáp nhập, công ty nhận sáp nhập được thay đổi đăng ký niêm yết khi:
2.1. Trước khi sáp nhập, công ty nhận sáp nhập và công ty bị sáp nhập đang niêm yết trên SGDCK có ROE dương, các công ty bị sáp nhập chưa niêm yết trên SGDCK đáp ứng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP, ngoại trừ điều kiện hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần; hoặc
2.2. Sau khi sáp nhập, công ty nhận sáp nhập có ROE đạt từ 5% trở lên, hoặc có ROE dương và lớn hơn ROE của công ty đó trong năm liền trước năm thực hiện sáp nhập;
2.3. Trường hợp không đáp ứng điều kiện quy định tại điểm 2.1 hoặc điểm 2.2 khoản này, đồng thời phần vốn phát hành thêm để hoán đổi làm phát sinh tăng không quá 50% vốn điều lệ thực góp (trước khi phát hành) thì số cổ phiếu phát hành thêm chỉ được đăng ký niêm yết bổ sung trên SGDCK sau một (01) năm kể từ thời điểm công ty nhận sáp nhập được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.
3. Trường hợp sáp nhập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều này mà sau khi sáp nhập, công ty nhận sáp nhập không đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm 2.1 và 2.2 khoản 2 Điều này, đồng thời phần vốn phát hành thêm để hoán đổi làm phát sinh tăng trên 50% vốn điều lệ thực góp (trước khi phát hành) thì trong vòng sáu (06) tháng, kể từ ngày công ty nhận sáp nhập được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, nếu công ty nhận sáp nhập không nộp hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết hoặc hồ sơ không đáp ứng điều kiện thay đổi đăng ký niêm yết, cổ phiếu của công ty nhận sáp nhập bị hủy niêm yết bắt buộc.
4. Trường hợp công ty nhận sáp nhập là công ty chưa niêm yết trên SGDCK, thì sau khi sáp nhập, công ty nhận sáp nhập phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP trong đó điều kiện phải có tối thiểu hai (02) năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính từ thời điểm thành lập công ty nhận sáp nhập.
5. Trường hợp sáp nhập theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này mà trong đó có doanh nghiệp có vốn Nhà nước tham gia sáp nhập, và sau sáp nhập, phần vốn của Nhà nước chiếm từ 80% trở lên vốn điều lệ tại công ty nhận sáp nhập, thì điều kiện niêm yết thực hiện theo các quy định liên quan tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này, ngoại trừ điều kiện về cơ cấu cổ đông quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.
6. Công ty trong diện hủy niêm yết bắt buộc theo quy định tại các điểm h, k, l, m khoản 1 Điều 60 Nghị định 58/2012/NĐ-CP tham gia vào quá trình sáp nhập thì công ty nhận sáp nhập được đăng ký niêm yết/thay đổi đăng ký niêm yết khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện niêm yết chứng khoán tại SGDCK theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP và khoản 15 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP. Trong đó điều kiện phải có tối thiểu hai (02) năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính từ thời điểm thành lập công ty nhận sáp nhập.
7. Việc niêm yết trái phiếu của công ty nhận sáp nhập thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP;
8. Việc niêm yết chứng chỉ quỹ của quỹ đại chúng sau khi nhận sáp nhập quỹ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP đã được sửa đổi tại khoản 15 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP.
- Trường hợp công ty nhận sáp nhập và các công ty bị sáp nhập đều là công ty niêm yết trên SGDCK, sau khi sáp nhập, công ty nhận sáp nhập làm thủ tục thay đổi đăng ký niêm yết: Trước khi sáp nhập, công ty nhận sáp nhập và công ty bị sáp nhập đều có ROE dương; hoặc sau khi sáp nhập, công ty nhận sáp nhập có ROE dương hoặc có ROE lớn hơn ROE của công ty đó trong năm liền trước năm thực hiện sáp nhập;
- Trường hợp công ty nhận sáp nhập là công ty niêm yết trên SGDCK, các công ty bị sáp nhập có ít nhất một công ty chưa niêm yết trên SGDCK (bao gồm cả công ty niêm yết trên SGDCK Hà Nội), sau khi sáp nhập, công ty nhận sáp nhập được thay đổi đăng ký niêm yết: Trước khi sáp nhập, công ty nhận sáp nhập và công ty bị sáp nhập đang niêm yết trên SGDCK có ROE dương; hoặc sau khi sáp nhập, công ty nhận sáp nhập có ROE đạt từ 5% trở lên, hoặc có ROE dương và lớn hơn ROE của công ty đó trong năm liền trước năm thực hiện sáp nhập;
Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán của công ty sau quá trình sáp nhập tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh?
Tại Điều 12 Quy chế niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 85/QĐ-SGDHCM năm 2018 có quy định về hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán của công ty sau quá trình sáp nhập tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh như sau:
Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán
1. Hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của công ty nhận sáp nhập thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư số 202/2015/TT-BTC đã được sửa đổi tại điểm b khoản 6 Điều 1 Thông tư số 29/2017/TT-BTC và các tài liệu theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chế này.
2. Hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu của công ty nhận sáp nhập thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 9 Thông tư số 202/2015/TT-BTC và các tài liệu theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chế này.
3. Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng chỉ quỹ của quỹ đại chúng sau khi nhận sáp nhập quỹ thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 9 Thông tư số 202/2015/TT-BTC và các tài liệu theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chế này.
Hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của công ty nhận sáp nhập thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư số 202/2015/TT-BTC đã được sửa đổi tại điểm b khoản 6 Điều 1 Thông tư số 29/2017/TT-BTC và các tài liệu theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chế này.
Hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu của công ty nhận sáp nhập thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 9 Thông tư 202/2015/TT-BTC và các tài liệu theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chế này.
Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng chỉ quỹ của quỹ đại chúng sau khi nhận sáp nhập quỹ thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 9 Thông tư số 202/2015/TT-BTC và các tài liệu theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chế này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của đảng như thế nào?
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?