Quy định về Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc?
- Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc được quy định như thế nào?
- Chuẩn bị Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định theo khoản 1 Điều 19 của Luật BHVBQPPL để đưa vào Chương trình xây dựng VBQPPL của Ủy ban Dân tộc?
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 03/2022/TT-UBDT quy định chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc như sau:
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc
1. Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc (sau đây gọi là Chương trình) được tổng hợp trên cơ sở giao nhiệm vụ của các cấp có thẩm quyền, đề nghị của các đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc và được Vụ Pháp chế kiểm tra, tổng hợp.
2. Chương trình bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên văn bản quy phạm pháp luật cần được xây dựng, ban hành;
b) Cấp trình hoặc cấp ban hành đối với từng văn bản;
c) Thời gian trình đối với từng văn bản (cụ thể đến tháng);
d) Đơn vị chủ trì soạn thảo đối với từng văn bản;
đ) Các nội dung cần thiết khác.
3. Chương trình do Bộ trưởng, Chủ nhiệm ban hành hằng năm và có thể được Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định điều chỉnh, bổ sung Chương trình theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.
4. Chương trình là cơ sở để phân bổ kinh phí hỗ trợ cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc.
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc được tổng hợp trên cơ sở giao nhiệm vụ của các cấp có thẩm quyền, đề nghị của các đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc và được Vụ Pháp chế kiểm tra, tổng hợp.
Gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Tên văn bản quy phạm pháp luật cần được xây dựng, ban hành; Cấp trình hoặc cấp ban hành đối với từng văn bản; Thời gian trình đối với từng văn bản (cụ thể đến tháng); Đơn vị chủ trì soạn thảo đối với từng văn bản; Các nội dung cần thiết khác.
Do Bộ trưởng, Chủ nhiệm ban hành hằng năm và có thể được Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định điều chỉnh, bổ sung Chương trình. Là cơ sở để phân bổ kinh phí hỗ trợ cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc.
Quy định về Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc? (Hình từ Internet)
Chuẩn bị Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc như thế nào?
Theo Điều 15 Thông tư 03/2022/TT-UBDT quy định chuẩn bị Chương trình như sau:
Chuẩn bị Chương trình
1. Các đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm:
a) Gửi thông báo đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định quy định tại Điều 6, Điều 11 và Điều 12 Thông tư này đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua đến Vụ Pháp chế để tổng hợp, đưa vào Chương trình, trong đó phải nêu rõ thời gian trình văn bản;
b) Gửi hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Điều 13 Thông tư này đến Vụ Pháp chế để kiểm tra, tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm xem xét, đưa vào Chương trình.
2. Thời hạn gửi đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Trước ngày 15 tháng 12 hằng năm đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết cho năm sau hoặc cho năm tiếp theo của năm sau (năm dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội);
b) Trước ngày 30 tháng 9 hằng năm đối với đề nghị xây dựng nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho năm sau;
c) Trước ngày 31 tháng 10 hằng năm đối với đề nghị xây dựng thông tư, thông tư liên tịch cho năm sau.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể gửi kiến nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định bằng văn bản đến Vụ Pháp chế hoặc thông qua Cổng thông tin điện tử của Ủy ban Dân tộc (www.cema.gov.vn). Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét, tổng hợp các kiến nghị này để báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
Các đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm:
+ Gửi thông báo đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua đến Vụ Pháp chế để tổng hợp, đưa vào Chương trình, trong đó phải nêu rõ thời gian trình văn bản;
+ Gửi hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đến Vụ Pháp chế để kiểm tra, tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm xem xét, đưa vào Chương trình.
Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định theo khoản 1 Điều 19 của Luật BHVBQPPL để đưa vào Chương trình xây dựng VBQPPL của Ủy ban Dân tộc?
Tại Điều 13 Thông tư 03/2022/TT-UBDT quy định hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư, thông tư liên tịch để đưa vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc như sau:
Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư, thông tư liên tịch để đưa vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc
1. Đối với nghị định quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật, hồ sơ đề nghị xây dựng bao gồm:
a) Thuyết minh về đề nghị xây dựng nghị định, trong đó nêu rõ tên văn bản; sự cần thiết, căn cứ pháp lý ban hành văn bản; chính sách cơ bản, nội dung chính của văn bản; dự kiến danh mục thủ tục hành chính (nếu có); các đề xuất về sửa đổi, bổ sung, thay thế;
b) Thông tin về cơ quan chủ trì soạn thảo, nguồn lực bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản, thời gian dự kiến trình Chính phủ (cụ thể đến tháng);
c) Dự kiến đề cương chi tiết dự thảo Nghị định;
d) Báo cáo đánh giá tác động sơ bộ của văn bản;
đ) Bản đánh giá thủ tục hành chính dự kiến (nếu có);
d) Ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan (nếu có).
2. Đối với quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hồ sơ đề nghị xây dựng bao gồm:
a) Thuyết minh về đề nghị xây dựng quyết định, trong đó nêu rõ tên văn bản; sự cần thiết, căn cứ pháp lý ban hành văn bản; nội dung chính của văn bản; dự kiến danh mục thủ tục hành chính (nếu có);
b) Thông tin về cơ quan chủ trì soạn thảo, nguồn lực bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản, thời gian dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ (cụ thể đến tháng);
c) Bản đánh giá thủ tục hành chính dự kiến (nếu có);
d) Ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan (nếu có).
3. Đối với thông tư, thông tư liên tịch, hồ sơ đề nghị xây dựng bao gồm:
a) Thuyết minh về đề nghị xây dựng thông tư, thông tư liên tịch, trong đó nêu rõ tên văn bản; sự cần thiết, căn cứ pháp lý ban hành văn bản; nội dung chính của văn bản; dự kiến danh mục thủ tục hành chính (trong trường hợp được luật giao quy định thủ tục hành chính);
b) Thông tin về cơ quan chủ trì soạn thảo, nguồn lực bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản, thời gian dự kiến ban hành (cụ thể đến tháng);
c) Bản đánh giá thủ tục hành chính dự kiến (trong trường hợp được luật giao quy định thủ tục hành chính);
d) Ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan (nếu có).
Đối với nghị định quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật, hồ sơ đề nghị xây dựng bao gồm: Thuyết minh về đề nghị xây dựng nghị định; Thông tin về cơ quan chủ trì soạn thảo, nguồn lực bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản, thời gian dự kiến trình Chính phủ; Dự kiến đề cương chi tiết dự thảo Nghị định; Báo cáo đánh giá tác động sơ bộ của văn bản; Bản đánh giá thủ tục hành chính dự kiến (nếu có); Ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan (nếu có).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?