Thành lập Hội đồng khoa học đề tài nghiên cứu ứng dụng do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ như thế nào?
- Hội đồng khoa học đề tài nghiên cứu ứng dụng do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ được quy định như thế nào?
- Hồ sơ đăng ký thực hiện đề tài nghiên cứu ứng dụng do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ gồm gì?
- Yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài nghiên cứu ứng dụng do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ là gì?
Hội đồng khoa học đề tài nghiên cứu ứng dụng do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 15/2016/TT-BKHCN quy định về nguyên tắc quản lý đề tài ứng dụng do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ như sau:
1. Hội đồng khoa học do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Quỹ để tư vấn cho Quỹ về các vấn đề sau đây:
a) Hướng nghiên cứu ứng dụng do Quỹ tài trợ;
b) Đánh giá xét chọn, đánh giá kết quả thực hiện đề tài;
c) Các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của Quỹ.
2. Hội đồng khoa học bao gồm các thành viên là các nhà khoa học, nhà quản lý. Thành viên Hội đồng khoa học được lựa chọn theo các tiêu chí sau đây:
a) Đáp ứng các tiêu chí như đối với chuyên gia đánh giá quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư này;
b) Được các nhà khoa học, nhà quản lý trong cùng lĩnh vực chuyên môn tín nhiệm giới thiệu;
c) Thuộc cơ sở dữ liệu chuyên gia của Quỹ;
d) Cam kết tham gia và thực hiện các quy định của Quỹ.
3. Hội đồng khoa học hoạt động theo quy chế do Hội đồng quản lý Quỹ ban hành.
Theo đó, Hội đồng khoa học do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Quỹ để tư vấn cho Quỹ về các vấn đề sau đây:
- Hướng nghiên cứu ứng dụng do Quỹ tài trợ;
- Đánh giá xét chọn, đánh giá kết quả thực hiện đề tài;
- Các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của Quỹ.
Thành lập Hội đồng khoa học đề tài nghiên cứu ứng dụng do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký thực hiện đề tài nghiên cứu ứng dụng do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ gồm gì?
Theo Điều 7 Thông tư 15/2016/TT-BKHCN quy định về hồ sơ đăng ký thực hiện đề tài nghiên cứu ứng dụng do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ như sau:
1. Hàng năm, Quỹ thông báo các hướng nghiên cứu ứng dụng do Quỹ tài trợ, hướng dẫn về điều kiện, thủ tục có liên quan và thời hạn nộp hồ sơ trên Cổng thông tin điện tử của Quỹ.
2. Căn cứ thông báo của Quỹ, các tổ chức, cá nhân nhà khoa học đề xuất đề tài, lập Hồ sơ đăng ký thực hiện đề tài và gửi đến Quỹ theo quy định.
3. Hồ sơ đăng ký thực hiện đề tài gồm 01 (một) bộ hồ sơ bản giấy và hồ sơ điện tử mẫu được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, bao gồm:
a) Đơn đăng ký đề tài (Mẫu NCUD01);
b) Thuyết minh đề tài (Mẫu NCUD02);
c) Lý lịch khoa học của chủ nhiệm đề tài và các thành viên (Mẫu NCUD03) và các tài liệu chứng minh thành tích nghiên cứu;
d) Tài liệu liên quan khác nếu tổ chức, cá nhân thấy cần thiết bổ sung làm tăng tính thuyết phục của hồ sơ.
4. Hồ sơ được nộp trực tiếp tại Văn phòng Quỹ hoặc qua đường bưu điện (đối với hồ sơ bản giấy) và đường điện tử (đối với hồ sơ bản điện tử) trong thời hạn theo thông báo của Quỹ.
Hồ sơ có đầy đủ các biểu mẫu và đáp ứng các yêu cầu quy định tại Khoản 3 Điều này sẽ được Quỹ xác nhận về việc tiếp nhận hồ sơ (bản giấy nếu nộp trực tiếp, bản điện tử nếu nộp qua đường bưu điện).
Hồ sơ đăng ký thực hiện đề tài gồm 01 (một) bộ hồ sơ bản giấy và hồ sơ điện tử mẫu được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, bao gồm:
- Đơn đăng ký đề tài (Mẫu NCUD01);
- Thuyết minh đề tài (Mẫu NCUD02);
- Lý lịch khoa học của chủ nhiệm đề tài và các thành viên (Mẫu NCUD03) và các tài liệu chứng minh thành tích nghiên cứu;
- Tài liệu liên quan khác nếu tổ chức, cá nhân thấy cần thiết bổ sung làm tăng tính thuyết phục của hồ sơ.
Yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài nghiên cứu ứng dụng do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ là gì?
Tại Điều 8 Thông tư 15/2016/TT-BKHCN quy định về hồ sơ đăng ký thực hiện đề tài nghiên cứu ứng dụng do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ như sau:
1. Đối với tổ chức chủ trì đề tài:
Có tư cách pháp nhân, có năng lực hoạt động phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đề tài, có đủ các điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ hoạt động nghiên cứu của đề tài.
2. Đối với chủ nhiệm đề tài:
a) Có chuyên môn phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài;
b) Có năng lực nghiên cứu đáp ứng yêu cầu của đề tài: Trình độ từ đại học trở lên và có kết quả nghiên cứu chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
- Có kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín hoặc là tác giả sáng chế, giống cây trồng được cấp văn bằng bảo hộ trong thời gian năm 05 (năm) năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
- Có kết quả nghiên cứu đã được công bố (bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế hoặc quốc gia có uy tín, bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng) trong thời gian 10 (mười) năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ được ứng dụng;
c) Có đủ thời gian để hoàn thành nội dung nghiên cứu của đề tài theo quy định. Trường hợp chủ nhiệm đề tài đi công tác, làm việc tại nước ngoài, tổng thời gian ở nước ngoài không quá 1/3 thời gian thực hiện đề tài.
3. Thành viên nhóm nghiên cứu đề tài phải có trình độ chuyên môn và kỹ năng phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài, bao gồm:
a) Thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học: có trình độ từ đại học trở lên; có kết quả nghiên cứu phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài được công bố trên các tạp chí quốc gia hoặc quốc tế có uy tín hoặc có bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng được cấp văn bằng bảo hộ trong thời gian 05 (năm) năm tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ;
b) Thành viên có trình độ từ đại học trở lên và có kết quả nghiên cứu phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài được công bố trên tạp chí quốc gia hoặc quốc tế, bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng;
c) Kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ khác.
4. Tại cùng một thời điểm, mỗi cá nhân làm chủ nhiệm không quá 01 (một) đề tài do Quỹ tài trợ (trừ trường hợp là nhiệm vụ đột xuất có ý nghĩa quan trọng về khoa học và thực tiễn).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?