Quy định phương pháp xây dựng giá vận hành và bảo dưỡng cố định của Nhà máy điện mặt trời chuẩn?
Phương pháp xây dựng giá vận hành và bảo dưỡng cố định của Nhà máy điện mặt trời chuẩn được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 15/2022/TT-BCT quy định phương pháp xây dựng giá vận hành và bảo dưỡng cố định của Nhà máy điện mặt trời chuẩn như sau:
Giá vận hành và bảo dưỡng cố định FOMCMT (đồng/kWh) của Nhà máy điện mặt trời chuẩn là thành phần để thu hồi chi phí sửa chữa lớn, nhân công và các chi phí khác hàng năm, được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
: Tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng cố định của Nhà máy điện mặt trời chuẩn được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này (đồng);
: Điện năng giao nhận bình quân nhiều năm của Nhà máy điện mặt trời chuẩn được xác định theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này (kWh).
2. Tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng cố định (đồng) của Nhà máy điện mặt trời chuẩn được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
SĐTMT: Suất đầu tư của Nhà máy điện mặt trời chuẩn được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này (đồng/kWp);
PMT: Công suất lắp đặt của Nhà máy điện mặt trời chuẩn (kWp), được xác định là 50.000 kWp;
kMT: Tỷ lệ chi phí vận hành và bảo dưỡng cố định trong suất đầu tư của Nhà máy điện mặt trời chuẩn được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này (%).
Phương pháp xây dựng giá vận hành và bảo dưỡng cố định của Nhà máy điện mặt trời chuẩn được quy định như trên.
Quy định phương pháp xây dựng giá vận hành và bảo dưỡng cố định của Nhà máy điện mặt trời chuẩn? (Hình từ Internet)
Phương pháp xác định giá phát điện của Nhà máy điện gió chuẩn quy định như thế nào?
Theo Điều 7 Thông tư 15/2022/TT-BCT quy định phương pháp xác định giá phát điện của Nhà máy điện gió chuẩn như sau:
Giá phát điện PG (đồng/kWh) của Nhà máy điện gió chuẩn được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
FCG: Giá cố định bình quân Nhà máy điện gió chuẩn được xác định theo quy định tại Điều 8 Thông tư này (đồng/kWh);
FOMCG: Giá vận hành và bảo dưỡng cố định Nhà máy điện gió chuẩn được xác định theo quy định tại Điều 9 Thông tư này (đồng/kWh).
Phương pháp xác định giá phát điện của Nhà máy điện gió chuẩn quy định như trên.
Phương pháp xây dựng giá cố định bình quân của Nhà máy điện gió chuẩn như thế nào?
Tại Điều 8 Thông tư 15/2022/TT-BCT quy định phương pháp xây dựng giá cố định bình quân của Nhà máy điện gió chuẩn như sau:
1. Giá cố định bình quân FCG (đồng/kWh) của Nhà máy điện gió chuẩn là thành phần để thu hồi chi phí đầu tư, được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
TCG: Chi phí vốn đầu tư xây dựng Nhà máy điện gió chuẩn (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) được quy đổi đều hàng năm xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này (đồng);
: Điện năng giao nhận bình quân nhiều năm của Nhà máy điện gió chuẩn xác định theo quy định tại khoản 5 Điều này (kWh).
2. Chi phí vốn đầu tư của Nhà máy điện gió chuẩn được quy đổi đều hàng năm TCG (đồng) theo công thức sau:
Trong đó:
SĐTG: Suất đầu tư của Nhà máy điện gió chuẩn được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này (đồng/kW);
PG: Công suất lắp đặt của nhà máy điện gió chuẩn (kW), được xác định là 50.000 kW;
nG: Đời sống kinh tế của nhà máy điện gió cơ sở được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này (năm);
i: Tỷ suất chiết khấu tài chính của nhà máy điện được xác định theo quy định tại khoản 4 Điều này (%).
3. Suất đầu tư là chi phí đầu tư cho 01 kW công suất lắp đặt của Nhà máy gió chuẩn, được xác định trên cơ sở Tổng mức đầu tư được phê duyệt của các nhà máy điện gió:
a) Đã ký hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam trước ngày 01 tháng 11 năm 2021;
b) Tham khảo số liệu của các tổ chức tư vấn.
4. Tỷ suất chiết khấu tài chính i (%) áp dụng chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền danh định trước thuế Nhà máy điện gió chuẩn được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
D: Tỷ lệ vốn vay trong Tổng mức đầu tư được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này (%);
E: Tỷ lệ vốn góp chủ sở hữu trong Tổng mức đầu tư được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này (%);
nG: Đời sống kinh tế của Nhà máy điện mặt trời chuẩn được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này (năm);
nD: Thời gian trả nợ vay bình quân được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này (năm);
rd: Lãi suất vốn vay được xác định theo quy định tại điểm a khoản này (%);
re: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên phần vốn góp chủ sở hữu được xác định theo quy định tại điểm b khoản này (%).
a) Lãi suất vốn vay rd (%) được tính bằng lãi suất bình quân gia quyền các nguồn vốn vay nội tệ và ngoại tệ, được xác định theo công thức sau:
rd = DF x rd,F + DD x rd,D
Trong đó:
DF: Tỷ lệ vốn vay ngoại tệ trong tổng vốn vay được xác định trên cơ sở tỷ lệ vốn vay các nhà máy điện gió theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư này (%);
DD: Tỷ lệ vốn vay nội tệ trong tổng vốn vay được xác định trên cơ sở tỷ lệ vốn vay các nhà máy điện gió theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư này (%);
rd,F: Lãi suất vốn vay ngoại tệ được xác định trên cơ sở: (i) lãi suất vốn vay ngoại tệ các nhà máy điện đã ký hợp đồng mua bán điện giai đoạn năm 2017 - 2021 (%/năm) hoặc (ii) lãi suất vốn vay ngoại tệ của các nhà máy điện gió theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư này;
rd,D: Lãi suất vốn vay nội tệ được xác định trên cơ sở: (i) lãi suất vốn vay nội tệ các nhà máy điện đã ký hợp đồng mua bán điện giai đoạn năm 2017 - 2021 (%/năm) hoặc (ii) lãi suất vốn vay nội tệ của các nhà máy điện gió quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư này.
b) Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên phần vốn góp chủ sở hữu re,pt (%) được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
re,pt: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên phần vốn góp chủ sở hữu (%), được xác định là 12%;
t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp bình quân trong đời sống kinh tế của nhà máy điện gió được xác định theo quy định hiện hành của Nhà nước (%).
5. Điện năng giao nhận bình quân năm (kWh) của Nhà máy điện gió chuẩn được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
EG, P50: Điện năng giao nhận bình quân nhiều năm theo kỳ vọng là 50% của Nhà máy điện gió chuẩn được xác định theo quy định tại khoản 6 Điều này (kWh);
kbd: Tổng mức độ bất định Nhà máy điện gió chuẩn (%);
kpb,P75: Hệ số phân bố chuẩn tương ứng với diện năng giao nhận bình quân nhiều năm theo kỳ vọng là 75% của Nhà máy điện gió chuẩn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Điện năng giao nhận bình quân nhiều năm theo kỳ vọng là 50% của Nhà máy điện gió chuẩn được xác định như sau (kWh):
EG,P50 = 8760 x PG x kCF
Trong đó:
PG: Công suất lắp đặt của Nhà máy điện gió chuẩn (kW), được xác định là 50.000 kW;
kCF: Hệ số công suất của Nhà máy điện gió chuẩn (%);
7. Các thông số kCF, kbd quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều này được xác định trên cơ sở:
a) Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật được thẩm định của các nhà máy điện gió ký hợp đồng mua bán điện trước ngày 01 tháng 11 năm 2021;
b) Tham khảo số liệu của các tổ chức tư vấn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?