Cửa hàng bán lẻ xăng giảm lượng xăng bán ra mà không có lý do chính đáng bị phạt bao nhiêu?
- Cửa hàng bán lẻ xăng giảm lượng xăng bán ra mà không có lý do chính đáng bị phạt bao nhiêu tiền?
- Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt cửa hàng bán lẻ xăng giảm lượng xăng bán ra mà không có lý do chính đáng hay không?
- Giá bán xăng dầu trên thị trường được điều chỉnh bao nhiêu lần mỗi tháng?
Cửa hàng bán lẻ xăng giảm lượng xăng bán ra mà không có lý do chính đáng bị phạt bao nhiêu tiền?
Tại Điều 35 Nghị định 99/2020/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định khác về bán lẻ xăng dầu như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không ghi hoặc không ghi rõ thời gian bán hàng tại khu vực bán hàng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán xăng dầu qua các cột bơm mini, trụ bơm lắc tay, qua thùng, can chai và các dụng cụ chứa đựng khác trừ thương nhân là hộ kinh doanh, trạm cấp phát xăng dầu thuộc lực lượng vũ trang (quốc phòng, công an) thuộc địa bàn miền núi, vùng cao theo quy định của pháp luật được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép làm đại lý bán lẻ xăng dầu với quy mô, trang thiết bị phù hợp với điều kiện kinh doanh xăng dầu ở khu vực đó.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thời gian bán hàng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Giảm thời gian bán hàng so với thời gian niêm yết hoặc so với thời gian bán hàng trước đó mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Không bán hàng, ngừng bán hàng khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Giảm lượng hàng bán ra so với thời gian trước đó mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi bán xăng dầu qua các trụ bơm xăng dầu tự động hoặc cột bơm di động khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và 5 Điều này.
Tại Điều 5 Nghị định 99/2020/NĐ-CP có quy định:
Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III và IV của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện thì phạt tiền bằng một nửa mức phạt tiền quy định đối với tổ chức.
Căn cứ theo quy định hiện hành, trong trường hợp cửa hàng bán lẻ xăng giảm lượng xăng bán ra mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định thì có thể bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Cửa hàng bán lẻ xăng giảm lượng xăng bán ra mà không có lý do chính đáng bị phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt cửa hàng bán lẻ xăng giảm lượng xăng bán ra mà không có lý do chính đáng hay không?
Tại Khoản 18 Điều 4 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường như sau:
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, c, d, đ, e và g khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này
Theo đó, đội trưởng Đội Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt cửa hàng bán lẻ xăng giảm lượng xăng bán ra mà không có lý do chính đáng.
Giá bán xăng dầu trên thị trường được điều chỉnh bao nhiêu lần mỗi tháng?
Tại Khoản 27 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP có quy định về vấn đề điều hành giá xăng dầu như sau:
3. Thời gian điều hành giá xăng dầu
Thời gian điều hành giá xăng dầu vào các ngày mùng 1, ngày 11 và ngày 21 hàng tháng. Đối với các kỳ điều hành trùng vào ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ theo quy định của nhà nước, thời gian điều hành được lùi sang ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ. Đối với kỳ điều hành trùng vào dịp Tết Nguyên đán, thời gian điều hành được lùi sang kỳ điều hành tiếp theo.
Trường hợp giá các mặt hàng xăng dầu có biến động bất thường, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Bộ Công Thương có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thời gian điều hành giá xăng dầu cho phù hợp.
Như vậy, giá xăng dầu sẽ được điều hành 03 lần mỗi tháng vào các ngày mùng 1, ngày 11 và ngày 21. Tuy nhiên trường hợp giá các mặt hàng xăng dầu có biến động bất thường, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân thì Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thời gian điều hành giá xăng dầu cho phù hợp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?