Khi vận chuyển bằng tàu, hàng nguy hiểm có phải ghi nhãn hàng nguy hiểm không?
Hàng nguy hiểm có phải ghi nhãn hàng nguy hiểm khi vận chuyển bằng tàu không?
Theo Điều 5 Thông tư 46/2017/TT-BGTVT quy định việc phân loại, đóng gói, ghi nhãn, dán biểu trưng hàng nguy hiểm vận chuyển bằng tàu biển phải bảo đảm về an toàn và phòng ngừa ô nhiễm môi trường như sau:
1. Việc phân loại, đóng gói, ghi nhãn, dán biểu trưng hàng nguy hiểm vận chuyển bằng tàu biển phải bảo đảm:
a) Hàng nguy hiểm được phân loại phù hợp với Phần 2 của Bộ luật IMDG.
b) Việc đóng gói hàng nguy hiểm theo yêu cầu phải đóng gói để giảm thiểu rủi ro về an toàn và ô nhiễm môi trường phải phù hợp với Phần 4 và Phần 6 của Bộ luật IMDG.
c) Hàng nguy hiểm được ghi nhãn, dán biểu trưng phù hợp với Phần 5 của Bộ luật lMDG.
2. Hàng nguy hiểm chứa trong công-te-nơ, xe ô tô, hoặc thùng chứa trung gian xếp xuống tàu biển phải được đóng gói và sắp xếp phù hợp với Phần 7 của Bộ luật IMDG. Công-te-nơ, xe ô tô, hoặc thùng chứa trung gian phải được ghi nhãn và dán biểu trưng hàng nguy hiểm phù hợp với Phần 5 của Bộ luật IMDG.
3. Thiết bị chứa hàng nguy hiểm phải được dán biểu trưng hàng nguy hiểm. Nếu trong một thiết bị có chứa các loại hàng nguy hiểm khác nhau, thì thiết bị này phải được dán đủ các biểu trưng tương ứng với các loại hàng nguy hiểm đó.
Theo đó, hàng nguy hiểm vận chuyển bằng tàu biển phải được ghi nhãn và dán biểu trưng phù hợp với Bộ luật quốc tế về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển.
Khi vận chuyển bằng tàu, hàng nguy hiểm có phải ghi nhãn hàng nguy hiểm không? (Hình từ Internet)
Hàng hoá nguy hiểm được vận chuyển bằng đường biển khi đáp ứng yêu cầu nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 46/2017/TT-BGTVT quy định về chấp nhận vận chuyển hàng nguy hiểm bằng tàu biển như sau:
1. Hàng nguy hiểm chỉ được chấp nhận vận chuyển bằng tàu biển nếu thỏa mãn các điều kiện dưới đây:
a) Đối với việc vận chuyển hàng nguy hiểm dưới dạng đóng gói: tuân thủ Quy định 19 Chương II-1, Phần A Chương VII của Công ước SOLAS và các quy định của Bộ luật IMDG.
b) Đối với việc vận chuyển dưới dạng rắn chở xô các loại hàng chỉ nguy hiểm khi ở dạng xô (MHB): tuân thủ các quy định của Chương VI của Công ước SOLAS và các quy định của Bộ luật IMSBC.
c) Đối với việc vận chuyển dưới dạng rắn chở xô các loại hàng nguy hiểm được ấn định số Liên hợp quốc (UN number): tuân thủ Quy định 19 Chương II- 1, Phần A-1 Chương VII của Công ước SOLAS và các quy định của Bộ luật IMSBC.
d) Đối với việc vận chuyển chất lỏng nguy hiểm bằng tàu chở hàng lỏng: tuân thủ Quy định 16.3 Chương II-2, Phần B Chương VII của Công ước SOLAS và các quy định của Bộ luật IBC.
đ) Đối với việc vận chuyển khí hóa lỏng bằng tàu chở khí hóa lỏng: tuân thủ Quy định 16.3 Chương II-2, Phần C Chương VII của Công ước SOLAS và các quy định của Bộ luật IGC.
e) Đối với việc vận chuyển nhiên liệu bức xạ hạt nhân, pluton và chất thải có mức độ phóng xạ cao dưới dạng đóng gói, ngoài việc đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, phải tuân thủ các quy định của Phần D Chương VII của Công ước SOLAS và các quy định của Bộ luật INF.
2. Các đơn nguyên vận chuyển hàng hóa theo Chương 1.2 của Bộ luật IMDG có chứa hàng nguy hiểm dưới dạng đóng gói chỉ được chấp nhận vận chuyển bằng tàu biển nếu thỏa mãn Bộ luật CTU.
Theo đó , để hàng hoá nguy hiểm được vận chuyển bằng đường biển cần vận chuyển hàng nguy hiểm dưới dạng đóng gói, việc vận chuyển khí hóa lỏng bằng tàu chở khí hóa lỏng, vận chuyển nhiên liệu bức xạ hạt nhân, pluton và chất thải có mức độ phóng xạ cao dưới dạng đóng gói phải tuân thủ theo quy định quốc tế như trên.
Điều kiện để tàu biển vận chuyển hàng nguy hiểm là gì?
Tại Điều 9 Thông tư 46/2017/TT-BGTVT quy định đối với tàu biển vận chuyển hàng nguy hiểm như sau:
1. Tàu biển chở xô hàng rời rắn chỉ nguy hiểm khi ở dạng xô (MHB) phải thỏa mãn các quy định tại Chương VI của Công ước SOLAS và Bộ luật IMSBC.
2. Tàu biển chở xô hàng rời rắn được ấn định số Liên hợp quốc (UN number), ngoài việc phải tuân thủ khoản 1 Điều này, phải thỏa mãn Quy định 19 Chương II-2 và phần A-1 Chương VII của Công ước SOLAS.
3. Tàu biển chở hàng nguy hiểm dưới dạng đóng gói phải thỏa mãn Quy định 19 Chương II-2, phần A Chương VII của Công ước SOLAS và Bộ luật IMDG.
4. Tàu biển chở xô hóa chất nguy hiểm phải thỏa mãn Quy định 16 Chương II-2 của Công ước SOLAS và Bộ luật IBC.
5. Tàu biển chở xô khí hóa lỏng phải thỏa mãn Quy định 16 Chương II-2, Phần C Chương VII của Công ước SOLAS và Bộ luật IGC.
Như vậy, tàu biển cần đáp ứng các điều kiện trên để có thể vận chuyển hàng hoá nguy hiểm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?