Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch trong trường hợp cấp mới có thời hạn hiệu lực trong bao lâu?
Hiệu lực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch trong trường hợp cấp mới có thời hạn bao lâu?
Tại Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch:
1. Hồ sơ:
a) Trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận, hồ sơ gồm:
- Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch theo quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập.
b) Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận, hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định tại Mẫu số 13 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập đối với trường hợp thay đổi tên, địa chỉ;
- Bản chính Giấy chứng nhận (trừ trường hợp bị mất).
2. Hình thức nộp hồ sơ:
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục mã số, mã vạch, lập 01 bộ hồ sơ tương ứng theo quy định tại Khoản 1 Điều này, nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới cơ quan thường trực về mã số, mã vạch. Trường hợp nộp trực tiếp thì phải có bản chính để đối chiếu. Trường hợp hồ sơ gửi qua bưu điện phải nộp bản sao được chứng thực hoặc bản sao y bản chính có ký tên, đóng dấu.
3. Trình tự giải quyết thủ tục:
a) Trường hợp cấp mới:
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung;
Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đóng các khoản phí theo quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Mẫu số 14 Phụ lục kèm theo Nghị định này;
Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận không quá 03 năm kể từ ngày cấp.
b) Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận:
Giấy chứng nhận được cấp lại áp dụng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân có giấy chứng nhận còn hiệu lực nhưng bị mất, hư hỏng hoặc thay đổi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân;
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch chịu trách nhiệm cấp lại giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do;
Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận ghi theo thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đã được cấp.
Như vậy, thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch cho các sản phẩm bánh kẹo của công ty bạn sẽ không quá 03 năm kể từ ngày cấp.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch trong trường hợp cấp mới có thời hạn hiệu lực trong bao lâu? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng mã số, mã vạch có tiền tố mã quốc gia Việt Nam “893” là gì?
Theo Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BKHCN quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng mã số, mã vạch có tiền tố mã quốc gia Việt Nam “893” như sau:
1. Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 19b Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây viết tắt là Nghị định số 132/2008/NĐ-CP) được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây viết tắt là Nghị định số 74/2018/NĐ-CP).
2. Đăng ký sử dụng mã số, mã vạch tại Bộ phận một cửa của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc trực tuyến tại Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công của Bộ Khoa học và Công nghệ.
3. Sau khi được cấp tiền tố mã doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khai báo, cập nhật và cung cấp thông tin liên quan về tổ chức, cá nhân sử dụng mã số, mã vạch vào cơ sở dữ liệu do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (cơ quan chuyên môn về mã số, mã vạch quốc gia) quản lý tại địa chỉ http://vnpc.gs1.gov.vn, bao gồm tối thiểu các nội dung sau:
a) GTIN;
b) Tên sản phẩm, nhãn hiệu;
c) Mô tả sản phẩm;
d) Nhóm sản phẩm (các loại sản phẩm có tính chất giống nhau);
đ) Tên doanh nghiệp;
e) Thị trường mục tiêu;
g) Hình ảnh sản phẩm.
4. Thực hiện ghi/in mã số, mã vạch trên bao bì sản phẩm, hàng hóa bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 15426-1 và ISO/IEC 15426-2 hoặc các tiêu chuẩn quốc gia tương ứng.
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch, nếu tổ chức, cá nhân có nhu cầu xác nhận chất lượng mã số, mã vạch phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 15426-1 và ISO/IEC 15426-2 hoặc các tiêu chuẩn quốc gia tương ứng thì tổ chức, cá nhân thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
5. Tổ chức, cá nhân không sử dụng mã số, mã vạch cho các mục đích làm sai lệch thông tin với thông tin đã đăng ký.
Với quy định này thì tổ chức, cá nhân sử dụng mã số, mã vạch có tiền tố mã quốc gia Việt Nam “893” có trách nhiệm trên theo pháp luật.
Trân trọng!
Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch trong trường hợp cấp mới có thời hạn hiệu lực trong bao lâu?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Nguyễn Minh Tài
Chia sẻ trên Facebook
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?