Việc phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có quy định về vệ sinh môi trường và vật tư như thế nào?
- 1. Vệ sinh môi trường và vật tư phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ra sao?
- 2. Phương tiện và trang thiết bị y tế phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
- 3. Tài liệu phục vụ phòng, chống dịch bệnh tại điểm tránh trú an toàn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
1. Vệ sinh môi trường và vật tư phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ra sao?
Tại Mục 4 Phụ lục II Tổ chức sơ tán dân và kiểm tra các điểm tránh trú an toàn phòng, chống thiên tai, dịch bệnh ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh như sau:
4. Vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh
- Quy định và hướng dẫn người dân vứt rác đúng vị trí, đúng thùng hoặc túi phân loại rác (rác sinh hoạt, rác y tế). Tất cả khẩu trang y tế đã qua sử dụng phải đựng trong thùng hoặc túi đựng rác thải y tế.
- Vị trí để thùng hoặc túi rác đặt ở vị trí thuận lợi đi lại cho người dân, không quá xa nơi ở của người dân, không gần hoặc đi qua phòng cách ly tạm thời, không bị ngập nước (đặt cao, khô ráo) và có biển ghi “KHU ĐỂ RÁC”.
- Thùng hoặc túi đựng rác phải ghi rõ “Rác sinh hoạt”, “Rác y tế” và có nắp đậy kín (đối với thùng) hoặc buộc kín (đối với túi).
- Thu gom, xử lý rác thực hiện theo quy định và hướng dẫn của cơ quan y tế.
Tại Mục 5 Phụ lục II Tổ chức sơ tán dân và kiểm tra các điểm tránh trú an toàn phòng, chống thiên tai, dịch bệnh ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về vật tư phòng, chống dịch bệnh như sau:
5. Vật tư phòng, chống dịch bệnh
Ngoài các vật tư phục vụ phòng, chống thiên tai, một số vật tư thiết yếu, bao gồm:
- Phòng, chống dịch bệnh:
+ Nước rửa tay sát khuẩn.
+ Nước rửa tay có độ cồn trên 60%.
+ Khẩu trang y tế hoặc khẩu trang vải.
+ Nước súc họng (nước muối sinh lý 9%o).
+ Thuốc nhỏ mũi.
+ Bộ bảo hộ phòng chống dịch (bộ mũ, áo, quần chống dịch cấp độ 3-4; kính bảo hộ; tấm che mặt; găng tay y tế; bao giày; khẩu trang) đối với cán bộ y tế; cán bộ quản lý, giám sát điểm tránh trú; người nghi hoặc có triệu chứng nghi nhiễm dịch bệnh tại phòng cách ly tạm thời (đặc biệt đối với điểm tránh trú an toàn trong khu vực có mức độ nguy cơ dịch bệnh cao, rất cao hoặc đã có dịch bệnh).
- Vệ sinh trong sinh hoạt:
+ Xà phòng hoặc nước rửa tay.
+ Giấy vệ sinh.
+ Nước khử khuẩn sàn và thiết bị vệ sinh.
+ Thùng, túi đựng rác thải.
2. Phương tiện và trang thiết bị y tế phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Tại Mục 6 Phụ lục II Tổ chức sơ tán dân và kiểm tra các điểm tránh trú an toàn phòng, chống thiên tai, dịch bệnh ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về phương tiện phòng, chống dịch bệnh như sau:
6. Phương tiện
Ô tô chuyên chở người nghi hoặc có triệu chứng nghi nhiễm dịch bệnh, F0 đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch bệnh đến khu cách ly, khu chăm sóc, điều trị.
Tại Mục 7 Phụ lục II Tổ chức sơ tán dân và kiểm tra các điểm tránh trú an toàn phòng, chống thiên tai, dịch bệnh ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về trang thiết bị y tế phòng, chống dịch bệnh như sau:
7. Trang thiết bị y tế
- Thiết bị đo thân nhiệt.
- Các thiết bị tối thiểu (theo hướng dẫn của cơ quan y tế) xử lý trường hợp xuất hiện người nghi hoặc có triệu chứng nghi nhiễm dịch bệnh, có F0 tại phòng cách ly tạm thời trước khi đưa đến khu cách ly, khu chăm sóc, điều trị.
3. Tài liệu phục vụ phòng, chống dịch bệnh tại điểm tránh trú an toàn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Tại Mục 8 Phụ lục II Tổ chức sơ tán dân và kiểm tra các điểm tránh trú an toàn phòng, chống thiên tai, dịch bệnh ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về tài liệu phục vụ phòng, chống dịch bệnh tại điểm tránh trú an toàn như sau:
8. Tài liệu phục vụ phòng, chống dịch bệnh tại điểm tránh trú an toàn
- Mẫu khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế.
- Danh sách người dân tại điểm tránh trú an toàn: tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại, thời gian đến điểm tránh trú, thân nhiệt, tình hình sức khỏe.
- Bảng theo dõi thân nhiệt người dân trong thời gian sơ tán tại điểm tránh trú an toàn theo từng ngày (có thể kiểm tra thân nhiệt ngẫu nhiên).
- Sơ đồ vị trí người dân tránh trú.
- Thông báo các quy định người dân phải thực hiện phòng, chống dịch bệnh tại điểm tránh trú an toàn.
- Thông báo, hướng dẫn treo tường:
+ Hướng dẫn rửa tay đúng cách phòng, chống dịch bệnh.
+ Quy định phòng, chống dịch bệnh tại điểm tránh trú an toàn.
+ Thông điệp “5K”.
+ Hướng dẫn sử dụng khẩu trang đúng cách phòng, chống dịch bệnh.
+ Biển chỉ dẫn, cảnh báo tại phòng cách ly tạm thời, khu vệ sinh, khu tắm, các điểm trơn, trượt nguy hiểm, hướng di chuyển, khu để rác (rác sinh hoạt, rác y tế).
Trân trọng!
Nguyễn Hữu Vi
- Nếu quyết định trưng cầu giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội không quy định thời hạn giám định thì thời hạn giám định tư pháp tối đa là bao lâu?
- Những trường hợp nào tiến hành xóa đăng ký biện pháp bảo đảm?
- Tổ chức thực hiện giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội giao lại đối tượng giám định khi nào?
- Quy định về trình tự thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật như thế nào?
- Người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội được tiến hành kết luận giám định với những nội dung nào?