Quy định về tổ chức lại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam như thế nào?
- Tổ chức lại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam được quy định như thế nào?
- Quy định về đa dạng hóa sở hữu Tập đoàn Hóa chất Việt Nam như thế nào?
- Giải thể Tập đoàn Hóa chất Việt Nam được quy định như thế nào?
- Quy định về phá sản Tập đoàn Hóa chất Việt Nam như thế nào?
- Giải quyết tranh chấp nội bộ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam như thế nào?
- Sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam như thế nào?
Tổ chức lại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam được quy định như thế nào?
Theo Điều 86 Điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn hóa chất Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 20/2018/NĐ-CP tổ chức lại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam được quy định như sau:
Các hình thức tổ chức lại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam bao gồm: Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
1. Việc tổ chức lại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ Công Thương và thực hiện theo trình tự, thủ tục của pháp luật.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp cụ thể tổ chức lại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Theo đó, việc tổ chức lại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ Công Thương và thực hiện theo trình tự, thủ tục của pháp luật.
Quy định về tổ chức lại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định về đa dạng hóa sở hữu Tập đoàn Hóa chất Việt Nam như thế nào?
Tại Điều 87 Điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn hóa chất Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 20/2018/NĐ-CP quy định về đa dạng hóa sở hữu Tập đoàn Hóa chất Việt Nam như sau:
1. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam thực hiện đa dạng hóa sở hữu trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ quyết định cổ phần hóa, bán một phần hoặc toàn bộ vốn nhà nước tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
2. Trình tự, thủ tục đa dạng hóa sở hữu Tập đoàn Hóa chất Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật tương ứng với hình thức đa dạng hóa sở hữu.
Như vậy, tập đoàn Hóa chất Việt Nam thực hiện đa dạng hóa sở hữu trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ quyết định cổ phần hóa, bán một phần hoặc toàn bộ vốn nhà nước tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
Giải thể Tập đoàn Hóa chất Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 88 Điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn hóa chất Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 20/2018/NĐ-CP giải thể Tập đoàn Hóa chất Việt Nam được quy định như sau:
1. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam bị giải thể trong các trường hợp sau:
a) Kinh doanh thua lỗ kéo dài nhưng chưa lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn;
b) Không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước quy định sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết;
c) Việc tiếp tục duy trì Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là không cần thiết.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định giải thể Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Trình tự, thủ tục giải thể Tập đoàn Hóa chất Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam bị giải thể trong các trường hợp sau:
- Kinh doanh thua lỗ kéo dài nhưng chưa lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn;
- Không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước quy định sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết;
- Việc tiếp tục duy trì Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là không cần thiết.
Quy định về phá sản Tập đoàn Hóa chất Việt Nam như thế nào?
Theo Điều 89 Điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn hóa chất Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 20/2018/NĐ-CP quy định về phá sản Tập đoàn Hóa chất Việt Nam như sau:
Trường hợp Tập đoàn Hóa chất Việt Nam mất khả năng thanh toán nợ đến hạn phải trả, mặc dù đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết nhưng vẫn không có khả năng thanh toán được các khoản nợ này thì xử lý theo quy định của Luật phá sản.
Giải quyết tranh chấp nội bộ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam như thế nào?
Tại Điều 92 Điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn hóa chất Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 20/2018/NĐ-CP giải quyết tranh chấp nội bộ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam như sau:
1. Việc giải quyết tranh chấp nội bộ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam được căn cứ theo Điều lệ này trên nguyên tắc hòa giải.
2. Trường hợp giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc hòa giải không được các bên chấp thuận thì bất kỳ bên nào cũng có quyền đưa ra các cơ quan có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp để giải quyết.
Theo đó, việc giải quyết tranh chấp nội bộ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam được căn cứ theo Điều lệ này trên nguyên tắc hòa giải.
Sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam như thế nào?
Căn cứ Điều 93 Điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn hóa chất Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 20/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam như sau:
1. Chính phủ quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ này.
2. Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có quyền đề nghị Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu đơn xin nghỉ thai sản bù hè của giáo viên mới nhất?