Việc phòng, chống, ứng phó thiên tai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có những lực lượng nào?
Lực lượng phòng, chống, ứng phó thiên tai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được quy định như thế nào?
Tại Điều 33 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về lực lượng phòng, chống, ứng phó thiên tai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Lực lượng
Lực lượng dự kiến huy động từ các cấp, các ngành tham gia công tác phòng, chống, ứng phó khi xảy ra thiên tai đảm bảo gần khoảng 30.000 người. Trong đó, lực lượng nòng cốt của Thành phố Hồ Chí Minh là 4.240 người; lực lượng của thành phố Thủ Đức và các quận - huyện là 9.356 người; lực lượng các phường - xã - thị trấn là 16.020 người. Tùy theo tình hình diễn biến và mức độ ảnh hưởng, thiệt hại của thiên tai, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố quyết định việc điều động và phân công, bố trí lực lượng để chi viện cho các địa phương theo yêu cầu (chi tiết theo Phụ lục III đính kèm).
Lực lượng phòng, chống, ứng phó thiên tai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh huy động từ các cấp, các ngành tham gia công tác phòng, chống, ứng phó khi xảy ra thiên tai đảm bảo gần khoảng 30.000 người. Tùy theo tình hình diễn biến và mức độ ảnh hưởng, thiệt hại của thiên tai, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố quyết định việc điều động và phân công, bố trí lực lượng để chi viện cho các địa phương theo yêu cầu.
Việc phòng, chống, ứng phó thiên tai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có những lực lượng nào? (Hình từ Internet)
Các vị trí nào có nguy cơ bị sạt lở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?
Tại Phụ lục I Các vị trí có nguy cơ bị sạt lở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định như sau:
TT
Vị trí sạt lở
Tuyến sông, kênh,rạch
Phạm vi sạt lở (m)
Dài x Rộng
Đánh giá mức độ sạt lở
Ghi chú
1
Bờ trái, cầu Phước Lộc về phía hạ lưu + 1.000m, xã Phước Kiển (vị trí này được lập thành 02 dự án)
Rạch Ông Lớn 2 - Phước Kiểng - Mương Chuối
415 x 10
Đặc biệt nguy hiểm
- Khu vực đông dân cư
- Đã vận động 18/24 hộ dân bàn giao mặt bằng
- Đã được lắp đặt biển cảnh báo sạt lở
2
Bờ trái, thượng lưu ngã 3 Kinh Lộ đến ngã Tắc Mương Lớn, xã Hiệp Phước
Rạch Giồng - Sông Kinh Lộ
809 x 10
Đặc biệt nguy hiểm
- 200m gần cầu Kênh Lộ có 15 hộ dân, cách bờ 10m
- Đoạn 1: vận động bàn giao mặt bằng, còn 01 hộ chưa bàn giao
- Đoạn 2: còn 191m chưa đồng ý bàn giao
- Đã được lắp đặt biển cảnh báo sạt lở
3
Bờ trái từ cầu Long Kiển về thượng lưu 100m, về hạ lưu 630m
Sông Phước Kiểng
630 x 10
Nguy hiểm
- Khu vực có nhiều cụm dân cư sát bờ (47 hộ dân chưa chấp thuận di dời)
- Đã được lắp đặt biển cảnh báo sạt lở
4
Bờ phải, thượng lưu cầu Phước Lộc
Rạch Ông Lớn 2 - Phước Kiểng - Mương Chuối
247 x 10
Đặc biệt nguy hiểm
- Đây là khu vực tập trung dân cư
- Đã được lắp đặt biển cảnh báo sạt lở
5
Bờ phải từ cầu Long Kiển về thượng lưu 146m
Sông Phước Kiểng
146 x 10
Đặc biệt nguy hiểm
- Còn nhiều cụm dân cư sát bờ (vướng 27 hộ)
- Đã được lắp đặt biển cảnh báo sạt 1
6
Km 03+150. ngay Cầu tàu Bến Đò ấp 3, xã Hiệp Phước
Rạch Giồng - Sông Kinh Lộ
600x3
Nguy hiểm
- Khu vực bến đò;
- Ảnh hưởng 01 hộ dân đang sinh sống; 02 trụ điện
7
Bờ phải Km 3+600 thuộc tổ 3, ấp 4, xã Hiệp Phước
Rạch Giồng - Sông Kinh Lộ
520x3
Nguy hiểm
- Ảnh hưởng 01 hộ dân đang sinh sống
8
Rạch Giồng, bờ phải, từ rạch Gò Me đến tiếp giáp kè tổ 3, ấp 4
Rạch Giồng
480x2
Nguy hiểm
- Ảnh hưởng khoảng 22 hộ dân;
- Vị trí đã xảy ra sạt lở vào ngày 25/11/2018 đoạn giáp kè Trung tâm Quản lý đường thủy làm chủ đầu tư
- Đã được lắp đặt biển cảnh báo sạt lở
9
Bờ phải rạch Bầu Le (thượng lưu cầu Bầu Le), xã Hiệp Phước
Rạch Bàu Le
150x5
Nguy hiểm
- Ảnh hưởng 05 hộ dân
- Đã được lắp đặt biển cảnh báo sạt lở
10
Tắc Sông Chà, bờ phải, giao với sông Soài Rạp về hạ lưu Tắc Sông Chà
Tắc Sông Chà
160 x 10
Nguy hiểm
- Khu vực đất sản xuất nông nghiệp, đã di dời dân
- Đã được lắp đặt biển cảnh báo sạt lở
11
Kênh Bà Tổng, bờ phải, hạ lưu cầu Bà Tổng, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ
Kênh Bà Tổng
30 x 10
Đặc biệt nguy hiểm
- Khu vực tập trung đông dân cư
12
Km00+500, bờ trái tuyến Tắc An Nghĩa (cách hạ lưu cầu An Nghĩa khoảng 400m), ấp An Nghĩa, xã An Thới Đông
Tắc An Nghĩa
60x20
Đặc biệt nguy hiểm
- Khu vực tập trung đông dân cư đang vướng mặt bằng 03 hộ
- Đã được lắp đặt biển cảnh báo sạt lở
13
Rạch Mốc Keo, bờ phải, khu dân cư An Hòa, xã Tam Thôn Hiệp
Rạch Mốc Keo
150x2
Nguy hiểm
- Hiện trạng bờ rạch sạt lở, dân cư sinh sống sát bờ rạch (khoảng 150 hộ)
- Đã được lắp đặt biển cảnh báo sạt lở
14
Sông Lòng Tàu, khu vực đường thủy số 5, xã Tam Thôn Hiệp (từ trạm đường thủy số 5 đến rạch Tắc Cát)
Sông Lòng Tàu
328 x 20
Nguy hiểm
- Bên trong là khu dân cư và trục chính đường Tam Thôn Hiệp, phía ngoài là trụ sở của Trạm đường thủy số 5;
- Ảnh hưởng 20 hộ dân.
- Đã được lắp đặt biển cảnh báo sạt lở
15
Sông Lòng Tàu, tổ 37, ấp Trần Hưng Đạo, xã Tam Thôn Hiệp (đoạn từ kè đá tổ 39, ấp Trần Hưng Đạo đến nhà ông Tư Chấm)
Sông Lòng Tàu
614x35
Nguy hiểm
- Sạt lở làm biển cảnh báo sạt lở bị sạt xuống sông;
- Bên trong là khu dân cư và trục chính đường Tam Thôn Hiệp;
- Ảnh hưởng 40 hộ dân.
- Đã được lắp đặt biển cảnh báo sạt lở.
16
Kênh Bà Tổng, ấp An Hòa, xã An Thới Đông (khu vực kè Bà Tổng đến nhà ông Nguyễn Văn Năm)
Kênh Bà Tổng
874 x 10
Nguy hiểm
- Bên trong là khu dân cư và đường bê tông nông thôn
- Ảnh hưởng 50 hộ dân
- Đã được lắp đặt biển cảnh báo sạt lở
17
Rạch Xóm Củi, bờ trái, thượng lưu cầu Xóm Củi + 100m, xã Bình Hưng
Rạch Xóm Củi
570x2
Đặc biệt nguy hiểm
- Đây là khu dân cư tập trung 146 hộ (có 25 hộ dân nằm trong vùng sạt lở nguy hiểm cần di dời khẩn cấp)
- Đã được lắp đặt biển cảnh báo sạt lở
18
Bờ phải sông Cần Giuộc ấp 2 xã Qui Đức (phía sau trụ sở UBND xã Qui Đức)
Sông Cần Giuộc
200x7
Nguy hiểm
- Nằm trong khu vực có 20 hộ dân sinh sống
- UBND huyện đã ra thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án
- Đã được lắp đặt biển cảnh báo sạt lở.
19
Bờ phải sông Chợ Đệm - Bến Lức, xã Tân Kiên
Sông Chợ Đệm - Bến Lức
30x4
Đặc biệt nguy hiểm
- Khu vực có 02 nhà sống ven sông
- Phạm vi ảnh hưởng chiều dài dọc bờ là 5m
- Đã được lắp đặt biển cảnh báo sạt lở
20
Sông Sài Gòn, bờ trái, hạ lưu cách cầu Sài Gòn 500m, phường Bình An
Sông Sài Gòn
180 x 10
Nguy hiểm
Đây là khu dân cư tập trung, có nhiều hộ dân xung quanh bị ảnh hưởng (11 hộ di dời)
21
Sông Sài Gòn, bờ trái, đối diện nhà 16/5 đến 16/13 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền
Sông Sài Gòn
100 x 10
Nguy hiểm
- Đây là khu dân cư tập trung (08 hộ di dời)
22
Rạch Giồng Ông Tố, bờ phải, thượng và hạ lưu cầu Giồng Ông Tố 1, phường An Phú
Rạch Giồng Ông Tố
150m mỗi bên mố cầu
Đặc biệt nguy hiểm
Đây là khu dân cư tập trung, có nhiều hộ dân xung quanh bị ảnh hưởng (19 hộ)
23
Rạch Giồng Ông Tố, bờ trái, thượng và hạ lưu cầu Giồng Ông Tố 1, P. Bình Trưng Tây
24
Bờ trái sông Sài Gòn (cách cầu Sài Gòn 4,5km về phía thượng lưu thuộc khu đất số 61 đường Trần Ngọc Diện, phường Thảo Điền)
Sông Sài Gòn
100 x 10
Đặc biệt nguy hiểm
01 hộ và khu đất của Văn phòng Thành ủy
- Đã được lắp đặt biển cảnh báo sạt lở
25
Sông Đồng Nai, bờ phải, đoạn từ phà Cát Lái về phía hạ lưu đến xưởng đóng tàu Saigon Shipyard, thuộc phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2
Sông Đồng Nai
225x5
Nguy hiểm
- Một số hộ dân xây dựng nhà sàn sát mép sông, có hiện tượng lún, nứt nghiêng ra sông
- Ảnh hưởng trực tiếp 30 hộ dân
- Đã được lắp đặt biển cảnh báo sạt lở
26
Sông Sài Gòn - ngã ba sông Sài Gòn - thượng lưu kênh Thanh Đa đến xưởng cơ khí Tiền Phong
Sông Sài Gòn
2.797 x 10
Đặc biệt nguy hiểm
- Đây là khu dân cư tập trung, có nhiều hộ dân bị ảnh hưởng
- Đã được lắp đặt biển cảnh báo sạt lở
27
Sông Sài Gòn, từ xưởng cơ khí Tiền Phong đến ngã ba rạch Chùa
Sông Sài Gòn
4.270 x 10
Đặc biệt nguy hiểm
- Đây là khu dân cư tập trung, có nhiều hộ dân bị ảnh hưởng
- Đã được lắp đặt biển cảnh báo sạt lở
28
Sông Sài Gòn, từ rạch Chùa đến ngã ba sông Sài Gòn - hạ lưu kênh Thanh Đa
Sông Sài Gòn
2.772 x 10
Đặc biệt nguy hiểm
- Khu dân cư tập trung (khu vực biệt thự Lý Hoàng, có 3 hộ dân bị ảnh hưởng
- Đã được lắp đặt biển cảnh báo sạt lở
29
Sông Sài Gòn, bờ phải, từ ngã 3 kênh Thanh Đa - sông Sài Gòn về phía hạ lưu 550m
Sông Sài Gòn
100x7
Nguy hiểm
- Đây là khu vực đất quốc phòng (Kho xăng dầu VK 102 Phường 25 do Bộ tư lệnh Quân khu 7 quản lý);
- Thượng lưu tiếp giáp Bờ kè Thanh Đa 1.1; hạ lưu tiếp giáp khu dân cư và khu đất của Công ty than miền Nam
30
Sông Sài Gòn, bờ trái, khu vực ký túc xá Đại học Mỹ Thuật, phường Hiệp Bình Chánh
Sông Sài Gòn
150x5
Nguy hiểm
- Đây là khu vực tập trung dân cư
- Có 2 nhà dân lân cận bị ảnh hưởng
31
Sông Sài Gòn, bờ trái, khu vực đình Bình Phước, ngã ba rạch Vĩnh Bình - sông Sài Gòn, khu phố 1, phường Hiệp Bình Phước
250 x 10
- Đây là khu dân cư tập trung
- Có 2 nhà dân bị ảnh hưởng
- Đã được lắp đặt biển cảnh báo sạt lở
32
Sông Sài Gòn, bờ trái, khu vực nhà thờ Fatima, phường Hiệp Bình Chánh
Sông Sài Gòn
300 x 10
Nguy hiểm
- Nhà dân cách khu vực sạt lở khoảng 15m, có công trình kè của nhà thờ Fatima lân cận (80 hộ ảnh hưởng)
- Đã được lắp đặt biển cảnh báo sạt lở
33
Kênh Tàu Hủ - Lò Gốm, trước kho 277 - 289, Bến Bình Đông, phường 14
Kênh Tàu Hủ - Lò Gốm
100x2
Nguy hiểm
- Phạm vi ảnh hưởng: chiều dài dọc bờ là 100m
- Trước khu vực này có đường Bến Bình Đông, xe cộ thường xuyên qua lại
34
Bờ phải rạch Tra, xã Tân Hiệp
Rạch Tra
02 đoạn: mỗi đoạn= 30 x 8
Nguy hiểm
- Đường giao thông vào HTX thực phẩm Tân Hiệp
- Cách đường khoảng 8m có một số hộ dân
35
Sông Sài Gòn, gói thầu 4A, dự án công trình thủy lợi bờ hữu ven sông Sài Gòn, xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn
Sông Sài Gòn
100x3
Nguy hiểm
- Ảnh hưởng khoảng 69ha và 726 hộ dân với 2.600 nhân khẩu thuộc ấp 3, xã Nhị Bình
- Đã được lắp đặt biển cảnh báo sạt lở
Các vị trí được nêu trên là các khu vực có nguy cơ bị sạt lở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Phương tiện, trang thiết bị phòng, chống, ứng phó thiên tai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Tại Điều 34 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về phương tiện, trang thiết bị phòng, chống, ứng phó thiên tai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Phương tiện, trang thiết bị
Phương tiện, trang thiết bị dự kiến huy động để phòng, chống, ứng phó với thiên tai gồm có phương tiện, trang thiết bị cơ động, chi viện của các sở, ngành, đơn vị Thành phố và phương tiện, trang thiết bị tại chỗ của thành phố Thủ Đức và các quận - huyện (chi tiết theo Phụ lục IV đính kèm).
Phương án này được phổ biến đến các cấp, các ngành, thông tin rộng rãi đến các tầng lớp Nhân dân, các đơn vị, doanh nghiệp và đăng tải trên trang web của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (địa chỉ: http://www.phongchonglutbaotphcm.gov.vn mục Phòng chống thiên tai/Phương án).
Phương tiện, trang thiết bị dự kiến huy động để phòng, chống, ứng phó với thiên tai gồm có phương tiện, trang thiết bị cơ động, chi viện của các sở, ngành, đơn vị Thành phố và phương tiện, trang thiết bị tại chỗ của thành phố Thủ Đức và các quận - huyện khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?