Phòng chống động đất, sóng thần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có những biện pháp nào?

Các biện pháp phòng chống động đất, sóng thần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là gì? Các biện pháp tổ chức di dời, sơ tán dân khi có thiên tai xảy ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? Biện pháp phòng chống thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?

Các biện pháp phòng chống động đất, sóng thần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là gì?

Tại Điều 21 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về các biện pháp phòng chống động đất, sóng thần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:

Động đất, sóng thần
1. Đối với động đất và sóng thần ở cấp độ rủi ro là cấp độ 1
Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện, phường - xã - thị trấn căn cứ theo tình tình thực tế khẩn trương triển khai phương án, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó với động đất tại địa phương. Riêng huyện Cần Giờ triển khai phương án, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó khi có cảnh báo hoặc xảy ra sóng thần. Tổng hợp, báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.
2. Đối với động đất và sóng thần ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2, cấp độ 3, cấp độ 4 và cấp độ 5.
Các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện theo Phương án Phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả động đất, sóng thần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành tại Quyết định số 3205/QĐ-UBND ngày 01 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố. Khi vượt quá khả năng ứng phó của Thành phố, báo cáo và đề nghị Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ.

Các biện pháp phòng chống động đất, sóng thần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tùy theo cấp độ rủi ro mà sẽ có các biện pháp nêu trên. Các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện theo Phương án Phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả động đất, sóng thần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành tại Quyết định số 3205/QĐ-UBND ngày 01 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố. Khi vượt quá khả năng ứng phó của Thành phố, báo cáo và đề nghị Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ.

Phòng chống động đất, sóng thần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có những biện pháp nào?

Phòng chống động đất, sóng thần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có những biện pháp nào? (Hình từ Internet)

Các biện pháp tổ chức di dời, sơ tán dân khi có thiên tai xảy ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?

Tại Điều 22 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về các biện pháp tổ chức di dời, sơ tán dân khi có thiên tai xảy ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:

Tổ chức di dời, sơ tán dân khi có thiên tai xảy ra
Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện, phường - xã - thị trấn, các cơ quan chức năng tổ chức di dời, sơ tán dân trong các nhà ở không kiên cố, có khả năng bị đổ, sập và những khu vực xung yếu để đảm bảo an toàn tính mạng cho Nhân dân.
1. Huy động lực lượng gồm: Quân sự, Bộ đội biên phòng, Công an, Y tế, Chữ thập đỏ, Thanh niên xung phong, lực lượng xung kích... cùng các phương tiện để giúp dân di chuyển nhanh.
2. Phân công lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện, các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện trực tiếp xuống địa bàn phường - xã - thị trấn tại khu vực phải di dời, sơ tán dân và các điểm tạm cư để kiểm tra, tổ chức thực hiện kế hoạch chu đáo, an toàn.
3. Bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, hậu cần, chăm lo đời sống cho người dân... tại nơi tạm cư và bảo vệ công trình, tài sản, nhà ở của người dân tại những nơi đã di dời, sơ tán.
4. Số hộ dân, số người dự kiến di dời, sơ tán
Khi bão đổ bộ trực tiếp vào địa bàn Thành phố, số hộ dân, số người dự kiến di dời, sơ tán theo Phụ lục I đính kèm Quyết định số 810/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố.
5. Các khu vực xung yếu và vị trí tránh trú an toàn
a) Các vị trí xung yếu:
- Đối với bão đổ bộ trực tiếp vào địa bàn Thành phố, các vị trí xung yếu theo Phụ lục II đính kèm Quyết định số 810/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố;
- Đối với mưa lớn, ngập lụt, lũ (xả lũ) và nước dâng, các vị trí xung yếu theo Phụ lục I đính kèm Quyết định số 811/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố;
- Đối với vị trí có nguy cơ sạt lở bờ sông (bao gồm cả kênh, rạch), bờ biển (theo Phụ lục I đính kèm) và theo công bố của Ủy ban nhân dân Thành phố.
b) Các vị trí tránh trú an toàn khi xảy ra thiên tai theo Phụ lục II đính kèm Quyết định số 810/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố.

Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện, phường - xã - thị trấn, các cơ quan chức năng tổ chức di dời, sơ tán dân trong các nhà ở không kiên cố, có khả năng bị đổ, sập và những khu vực xung yếu để đảm bảo an toàn tính mạng cho Nhân dân.

Biện pháp phòng chống thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?

Tại Điều 23 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về biện pháp phòng chống thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:

Khi xảy ra thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, các sở, ban, ngành, đơn vị Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện ngoài việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, biện pháp phòng, chống, ứng phó thiên tai được quy định ở Chương này, phải tiến hành đồng thời các nhiệm vụ, biện pháp phòng, chống, ứng phó với dịch bệnh được quy định tại Chương V Phương án này.

Khi xảy ra thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, các sở, ban, ngành, đơn vị Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện ngoài việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, biện pháp phòng, chống, ứng phó thiên tai phải tiến hành đồng thời các nhiệm vụ, biện pháp phòng, chống, ứng phó với dịch bệnh.

Trân trọng!

Phòng chống thiên tai
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phòng chống thiên tai
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ từ ngày 01/01/2025 thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lũ quét là gì? Biện pháp cơ bản ứng phó đối với lũ quét được quy định như thế nào? Lũ quét ở nước ta thường xảy ra ở vùng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Xâm nhập mặn là gì? Bản tin dự báo xâm nhập mặn được ban hành khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hạn hán là gì? Bản tin cảnh báo hạn hán được ban hành khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sóng thần là gì? Nguyên nhân gây ra sóng thần là gì? Bản tin cảnh báo sóng thần được ban hành khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bão số 9 2024 ảnh hưởng những tỉnh/thành nào ở Việt Nam? Bão số 9 mới nhất tên gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ NN&PTNT ban hành Công điện ứng phó bão TORAJI (bão số 8)?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Công điện 114/CĐ-TTg năm 2024 về việc chủ động ứng phó bão YINXING (bão số 7)?
Hỏi đáp Pháp luật
Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó bão Yinxing?
Hỏi đáp Pháp luật
Bão Trà Mi vào tỉnh/thành nào của Việt Nam? Bão TRAMI (Bão Trà Mi) 2024 có mạnh không? Bão Trà Mi đang ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng chống thiên tai
Nguyễn Hữu Vi
1,033 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào