Việc phòng chống lốc, sét, mưa đá cấp độ 1 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có các biện pháp nào?

Biện pháp phòng chống lốc, sét, mưa đá cấp độ 1 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ra sao? Các biện pháp phòng chống lốc, sét, mưa đá cấp độ 2 và sương mù ở cấp độ 1 và 2 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là gì? Công tác tổ chức khắc phục hậu quả lốc, sét, mưa đá, sương mù trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ra sao?

Biện pháp phòng chống lốc, sét, mưa đá cấp độ 1 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ra sao?

Tại khoản 1 Điều 20 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về biện pháp phòng chống lốc, sét, mưa đá cấp độ 1 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:

1. Đối với lốc, sét, mưa đá ở cấp độ rủi ro là cấp độ 1
Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện, Ủy ban nhân dân phường - xã - thị trấn căn cứ theo tình hình thực tế khẩn trương triển khai phương án, kế hoạch ứng phó với lốc, sét, mưa đá tại địa phương. Thống kê, đánh giá thiệt hại và tổng hợp, báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.

Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện, Ủy ban nhân dân phường - xã - thị trấn căn cứ theo tình hình thực tế khẩn trương triển khai phương án, kế hoạch ứng phó với lốc, sét, mưa đá tại địa phương. Thống kê, đánh giá thiệt hại và tổng hợp, báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.

Việc phòng chống lốc, sét, mưa đá cấp độ 1 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có các biện pháp nào?

Việc phòng chống lốc, sét, mưa đá cấp độ 1 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có các biện pháp nào? (Hình từ Internet)

Các biện pháp phòng chống lốc, sét, mưa đá cấp độ 2 và sương mù ở cấp độ 1 và 2 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là gì?

Tại khoản 2 Điều 20 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về các biện pháp phòng chống lốc, sét, mưa đá cấp độ 2 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:

2. Đối với lốc, sét, mưa đá ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2
a) Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố khẩn trương triển khai phương án, kế hoạch ứng phó với lốc, sét, mưa đá trên địa bàn Thành phố.
b) Các sở - ban - ngành, quận - huyện, phường - xã - thị trấn triển khai công tác phòng, tránh và ứng phó:
- Trên đất liền:
+ Xây dựng các công trình, nhà ở kiên cố, thường xuyên chằng chống nhà ở để tăng độ vững chắc nhằm đề phòng lốc xoáy, mưa đá. Ở các cửa biển, ven biển, nơi trống trải, nếu nhà ở lợp bằng lá, tôn tráng kẽm, fibro xi-măng, ngói có thể dằn lên mái nhà các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát để hạn chế tốc mái khi xảy ra lốc xoáy;
+ Chặt tỉa cành, nhánh của các cây cao, dễ gãy đổ, cây nằm gần nhà ở, lưới điện...; kiểm tra mức độ an toàn, vững chắc của các biển quảng cáo, pa nô, áp phích; các khu vực nhà lá, nhà tạm bợ và các giàn giáo của công trình cao tầng đang thi công;
+ Khi có lốc xoáy cần sơ tán người già và trẻ em ra khỏi những căn nhà tạm bợ, đến những nơi an toàn, vững chắc hơn; tránh núp dưới bóng cây, trú ẩn trong nhà tạm bợ dễ bị ngã đổ gây tai nạn;
+ Tổ chức thông tin, tuyên truyền đến Nhân dân những bản tin dự báo, cảnh báo mưa đá để chủ động phòng, tránh an toàn cho người, vật nuôi, cây trồng và các tài sản khác; hạn chế tác hại của mưa đá đối với các vật dụng, đồ dùng, máy móc...;
+ Thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời có biện pháp phòng, tránh và ứng phó hiệu quả.
- Trên sông, biển:
Các cơ quan chức năng thông báo, yêu cầu và kiểm tra các chủ phương tiện tàu, thuyền hoạt động trên sông, trên biển phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Toàn bộ thủy thủ, thuyền viên phải mặc áo phao và chuẩn bị đầy đủ phao cứu sinh trên tàu, thuyền khi đang ở trên sông, trên biển;
+ Khi thấy lốc xoáy, mưa đá thì phải nhanh chóng trở vào bờ hoặc di chuyển tìm nơi tránh, trú an toàn;
+ Tổ chức hợp lý đội hình khai thác trên biển, trong đó đảm bảo cự ly, khoảng cách hợp lý giữa các tàu, thuyền kịp thời hỗ trợ nhau khi gặp nạn;
+ Thường xuyên kiểm tra hệ thống, thiết bị thông tin liên lạc, đảm bảo luôn hoạt động hiệu quả để kịp thời thông báo cho cơ quan chức năng khi gặp sự cố, tình huống nguy hiểm, bất lợi.

Tại khoản 3 Điều 20 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về các biện pháp phòng chống sương mù ở cấp độ 1 và 2 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:

3. Đối với sương mù ở cấp độ rủi ro là cấp 1 và cấp 2
Khi có sương mù xuất hiện, người điều khiển phương tiện giao thông, tàu thuyền cần quan sát, giảm tốc độ và bật các thiết bị tín hiệu dễ nhận biết để lưu thông an toàn.

Đối với lốc, sét, mưa đá ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2 thì Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố khẩn trương triển khai phương án, kế hoạch ứng phó với lốc, sét, mưa đá trên địa bàn Thành phố. Các sở - ban - ngành, quận - huyện, phường - xã - thị trấn triển khai công tác phòng, tránh và ứng phó.

Đối với sương mù ở cấp độ rủi ro là cấp 1 và cấp 2: Khi có sương mù xuất hiện, người điều khiển phương tiện giao thông, tàu thuyền cần quan sát, giảm tốc độ và bật các thiết bị tín hiệu dễ nhận biết để lưu thông an toàn.

Công tác tổ chức khắc phục hậu quả lốc, sét, mưa đá, sương mù trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ra sao?

Tại khoản 4 Điều 20 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về công tác tổ chức khắc phục hậu quả lốc, sét, mưa đá, sương mù trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:

4. Công tác tổ chức khắc phục hậu quả
Sau khi xảy ra lốc, sét, mưa đá và tai nạn do sương mù làm hạn chế tầm nhìn gây ra, các sở - ban - ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện theo chức năng, nhiệm vụ khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, thiết bị để nhanh chóng xử lý sự cố, khắc phục hậu quả thiên tai, trong đó tập trung một số công việc cấp thiết:
- Khẩn trương cứu nạn, cứu hộ cho người và tài sản;
- Chủ động tiến hành cắt điện cục bộ tại nơi xảy ra sự cố ngay khi phát hiện tình trạng mất an toàn trong vận hành lưới điện do bị ảnh hưởng của lốc, sét. Sau khi khắc phục, sửa chữa và đảm bảo chắc chắn an toàn của hệ thống điện thì phải khôi phục lại ngay việc cung cấp điện cho khu vực để Nhân dân ổn định sinh hoạt và sản xuất;
- Khẩn trương sửa chữa gia cố công trình, nhà ở dân cư bị hư hỏng, thu dọn cây xanh bị ngã đổ và xử lý vệ sinh môi trường theo quy định;
- Khắc phục các sự cố tàu thuyền bị đánh chìm, trôi dạt, hư hỏng và tổ chức tìm kiếm người, tàu thuyền bị mất liên lạc;
- Kịp thời cứu trợ các cá nhân, hộ gia đình bị thiệt hại sau thiên tai;
- Thống kê, đánh giá thiệt hại và đề xuất các biện pháp khôi phục sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống cho Nhân dân.

Các sở - ban - ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện theo chức năng, nhiệm vụ khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, thiết bị để nhanh chóng xử lý sự cố, khắc phục hậu quả thiên tai, trong đó tập trung một số công việc cấp thiết.

Trân trọng!

Phòng chống thiên tai
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phòng chống thiên tai
Hỏi đáp Pháp luật
Bão số 9 2024 ảnh hưởng những tỉnh/thành nào ở Việt Nam? Bão số 9 mới nhất tên gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ NN&PTNT ban hành Công điện ứng phó bão TORAJI (bão số 8)?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Công điện 114/CĐ-TTg năm 2024 về việc chủ động ứng phó bão YINXING (bão số 7)?
Hỏi đáp Pháp luật
Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó bão Yinxing?
Hỏi đáp Pháp luật
Bão Trà Mi vào tỉnh/thành nào của Việt Nam? Bão TRAMI (Bão Trà Mi) 2024 có mạnh không? Bão Trà Mi đang ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện chủ động ứng phó bão TRAMI?
Hỏi đáp Pháp luật
Bão số 6 bão TRAMI do ai đặt tên? Công điện ứng phó với bão TRAMI gần biển Đông?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơn bão Krathon mạnh giật trên cấp 17 sẽ đi vào biển Đông?
Hỏi đáp Pháp luật
Bão số 4 năm 2024 mới nhất: Tâm bão cách Quảng Trị bao nhiêu km? Bão số 4 vào Huế đến đâu rồi?
Hỏi đáp Pháp luật
Bão số 4 ảnh hưởng những tỉnh nào? Nội dung triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng chống thiên tai
Nguyễn Hữu Vi
797 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào