Việc phòng chống nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn ở cấp độ 1 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có những biện pháp nào?
- Các biện pháp phòng chống nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn ở cấp độ 1 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là gì?
- Biện pháp phòng chống nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn ở cấp độ 2 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ra sao?
- Các biện pháp phòng đối với cháy rừng do tự nhiên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Các biện pháp phòng chống nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn ở cấp độ 1 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Tại khoản 1 Điều 18 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về các biện pháp phòng chống nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn ở cấp độ 1 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Đối với nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn ở cấp độ rủi ro là cấp độ 1
- Theo dõi chặt chẽ tình hình xâm nhập mặn tại các trạm quan trắc được bố trí tại các cửa sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Cần Giuộc, kênh Xáng, kênh Thầy Cai.
- Thông báo rộng rãi, kịp thời cho Nhân dân biết về diễn biến thời tiết, thiên tai, mức độ xâm nhập mặn, khuyết cáo người dân nuôi trồng thủy sản chủ động sử dụng nguồn nước phù hợp khi mặn tăng cao hoặc chủ động chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản phù hợp.
- Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện, phường - xã - thị trấn căn cứ theo tình tình thực tế khẩn trương triển khai phương án, kế hoạch phòng, chống, ứng phó với nắng nóng, hạn hán và xâm nhập mặn tại địa phương. Thống kê, đánh giá thiệt hại và tổng hợp, báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.
Các biện pháp phòng chống nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn ở cấp độ 1 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh gồm: Theo dõi chặt chẽ tình hình xâm nhập mặn tại các trạm quan trắc được bố trí tại các cửa sông. Thông báo rộng rãi, kịp thời cho Nhân dân biết về diễn biến thời tiết, thiên tai, mức độ xâm nhập mặn. Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện, phường - xã - thị trấn căn cứ theo tình tình thực tế khẩn trương triển khai phương án, kế hoạch phòng, chống, ứng phó với nắng nóng, hạn hán và xâm nhập mặn tại địa phương.
Việc phòng chống nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn ở cấp độ 1 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có những biện pháp nào? (Hình từ Internet)
Biện pháp phòng chống nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn ở cấp độ 2 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ra sao?
Tại khoản 2 Điều 18 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về biện pháp phòng chống nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn ở cấp độ 2 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:
2. Đối với nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2
Các địa phương, đơn vị theo chức năng triển khai các nhiệm vụ sau:
- Triển khai các biện pháp bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh, đặc biệt là cho trẻ em và người già.
- Thực hiện các biện pháp tiết kiệm tích trữ nguồn nước để đề phòng hiện tượng mùa khô và hạn hán kéo dài. Tận dụng nguồn nước xả đẩy mặn nhà máy nước Tân Hiệp từ hồ Dầu Tiếng để lấy nước và trữ nước trên các trục kênh chính phục vụ sản xuất.
- Xây dựng kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân hợp lý, bố trí diện tích và cơ cấu, thời vụ gieo trồng phù hợp với năng lực nguồn nước hiện có.
- Tăng cường công tác nạo vét, gia cố, duy tu sửa chữa hệ thống kênh tưới để đảm bảo đủ cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt, phòng chống cháy rừng. Chuẩn bị phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ cấp nước phòng, chống hạn khi cần thiết.
- Tổ chức vận hành các công trình thủy lợi, các cống lấy nước, trạm bơm nước tưới đảm bảo điều kiện các công trình thủy lợi vận hành tốt, cung cấp đủ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phòng chống cháy rừng, hạn chế ô nhiễm nguồn nước.
- Chủ động phối hợp với Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa xác định lịch xả nước của hồ Dầu Tiếng để chủ động thông báo đến các địa phương, đơn vị lấy nước, trữ nước đủ cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ các mục tiêu khác.
Biện pháp phòng chống nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn ở cấp độ 2 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh:
- Triển khai các biện pháp bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh, đặc biệt là cho trẻ em và người già. Thực hiện các biện pháp tiết kiệm tích trữ nguồn nước để đề phòng hiện tượng mùa khô và hạn hán kéo dài. Tận dụng nguồn nước xả đẩy mặn nhà máy nước Tân Hiệp từ hồ Dầu Tiếng để lấy nước và trữ nước trên các trục kênh chính phục vụ sản xuất.
- Xây dựng kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân hợp lý, bố trí diện tích và cơ cấu, thời vụ gieo trồng phù hợp với năng lực nguồn nước hiện có. Tăng cường công tác nạo vét, gia cố, duy tu sửa chữa hệ thống kênh tưới để đảm bảo đủ cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt, phòng chống cháy rừng. Chuẩn bị phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ cấp nước phòng, chống hạn khi cần thiết.
- Tổ chức vận hành các công trình thủy lợi, các cống lấy nước, trạm bơm nước tưới đảm bảo điều kiện các công trình thủy lợi vận hành tốt, cung cấp đủ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phòng chống cháy rừng, hạn chế ô nhiễm nguồn nước. Chủ động phối hợp với Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa xác định lịch xả nước của hồ Dầu Tiếng để chủ động thông báo đến các địa phương, đơn vị lấy nước, trữ nước đủ cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ các mục tiêu khác.
Các biện pháp phòng đối với cháy rừng do tự nhiên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Tại Điều 19 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về các biện pháp phòng đối với cháy rừng do tự nhiên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Đối với cháy rừng do tự nhiên
Khi xảy ra cháy rừng, chủ rừng, chính quyền địa phương, tổ đội xung kích chữa cháy rừng, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy nơi gần nhất, cơ quan Kiểm lâm khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ tham gia chữa cháy rừng; trong trường hợp nguy cơ xảy ra cháy lớn vượt khả năng ứng cứu của lực lượng, phương tiện tại chỗ thì người chỉ huy chữa cháy cao nhất tại hiện trường báo cáo với Ban Chỉ huy cấp Thành phố về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng để được chỉ đạo về lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy rừng.
Nguyên tắc chữa cháy: phát hiện sớm, dập tắt đám cháy kịp thời triệt để không để xảy ra cháy lớn, cháy lan.
1. Các biện pháp chữa cháy rừng
a) Xây dựng và vận hành quy trình chỉ đạo điều hành và chữa cháy rừng.
b) Xây dựng lực lượng và tổ chức đội hình chữa cháy rừng. Người chỉ huy chữa cháy phải nắm vững địa bàn rừng khi xảy ra cháy rừng: địa hình, nguồn nước, hệ thống giao thông, loại cây, loại rừng, diện tích rừng dễ cháy, số lượng lực lượng tại chỗ, phương tiện, hậu cần tại chỗ và các công trình phòng cháy hiện có, khả năng ứng cứu, hỗ trợ của các địa phương liền kế.
c) Khi phát hiện đám cháy, tùy theo vị trí, tính chất, quy mô đám cháy (loại cháy, cường độ), địa hình, tốc độ gió mà huy động và tổ chức lực lượng chữa cháy cho phù hợp.
d) Nếu vượt quá tầm kiểm soát, Ban Chỉ huy cấp huyện phải báo ngay cho Ban Chỉ huy cấp Thành phố về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng để Trưởng ban phân công nhiệm vụ cụ thể, phát lệnh huy động nhân lực, phương tiện ứng cứu, chữa cháy rừng.
2. Các biện pháp kỹ thuật chữa cháy rừng
Khi xảy ra cháy rừng tùy tình hình thực tế có thể quyết định sử dụng các biện pháp chữa cháy thích hợp:
a) Biện pháp chữa cháy trực tiếp: sử dụng tất cả các phương tiện từ thủ công đến cơ giới tại chỗ tác động trực tiếp vào đám cháy để dập tắt lửa đối với những đám cháy diện tích nhỏ dưới 01 ha.
b) Biện pháp chữa cháy gián tiếp: dùng phương tiện, lực lượng để giới hạn đám cháy, thường được áp dụng cho các đám cháy lớn, phức tạp và diện tích đang cháy trên 01 ha và diện tích của khu rừng còn lại rất lớn.
c) Bố trí lực lượng chữa cháy:
Trong mọi tình huống các lực lượng tham gia chữa cháy luôn được phân thành những bộ phận chủ yếu, gồm: bộ phận chữa cháy, bộ phận hỗ trợ, bộ phận cứu hộ và bộ phận hậu cần với các nhiệm vụ cụ thể;
- Bộ phận chữa cháy: có nhiệm vụ trực tiếp sử dụng mọi công cụ, phương tiện và biện pháp cần thiết để khống chế và dập tắt đám cháy được triển khai thành đội hình để tác nghiệp theo sự phân công của người chỉ huy hiện trường tại thời điểm;
- Bộ phận hỗ trợ: có nhiệm vụ hỗ trợ cùng bộ phận chữa cháy trong việc dẫn đường, vận chuyển máy móc, thiết bị chữa cháy đến hiện trường, bảo vệ trật tự, dẫn đường cho lực lượng tiếp ứng, giúp đưa người và tài sản của Nhân dân nếu có ra khỏi khu vực cháy;
- Bộ phận cứu hộ: có nhiệm vụ cứu hộ, cấp cứu người bị nạn gồm nhân viên y tế của đơn vị chủ rừng và cán bộ, nhân viên của Trung tâm Y tế của địa phương được điều động đến đảm trách;
- Bộ phận hậu cần: làm nhiệm vụ tiếp nước, lương thực, nhiên liệu cho lực lượng tham gia chữa cháy rừng trong trường hợp thời gian chữa cháy kéo dài.
Trong chữa cháy rừng phải đảm bảo kỹ thuật an toàn trong khi chữa cháy, phải nắm chắc đặc điểm vùng rừng dễ cháy. Công tác chuẩn bị dụng cụ, phương tiện chữa cháy phải đầy đủ và đảm bảo sử dụng tốt.
Các biện pháp chữa cháy rừng: Xây dựng và vận hành quy trình chỉ đạo điều hành và chữa cháy rừng; Xây dựng lực lượng và tổ chức đội hình chữa cháy rừng. Người chỉ huy chữa cháy phải nắm vững địa bàn rừng khi xảy ra cháy rừng; Khi phát hiện đám cháy, tùy theo vị trí, tính chất, quy mô đám cháy (loại cháy, cường độ), địa hình, tốc độ gió mà huy động và tổ chức lực lượng chữa cháy cho phù hợp. Nếu vượt quá tầm kiểm soát, Ban Chỉ huy cấp huyện phải báo ngay cho Ban Chỉ huy cấp Thành phố về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng để Trưởng ban phân công nhiệm vụ cụ thể, phát lệnh huy động nhân lực, phương tiện ứng cứu, chữa cháy rừng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng chống thiên tai có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?