Việc chỉ đạo ứng phó với nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được phân cấp như thế nào?

Phân cấp trong chỉ đạo ứng phó với nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là gì? Phân cấp trong chỉ đạo ứng phó với lốc, sét, mưa đá, sương mù trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ra sao? Phân cấp trong chỉ đạo ứng phó với động đất, sóng thần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? Nhờ ban biên tập tư vấn giúp tôi, tôi cảm ơn.

Phân cấp trong chỉ đạo ứng phó với nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là gì?

Tại Điều 9 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về phân cấp trong chỉ đạo ứng phó với nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:

1. Đối với nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn ở cấp độ rủi ro là cấp độ 1
a) Cơ quan chỉ huy:
- Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện.
- Cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường - xã - thị trấn.
b) Lực lượng ứng cứu: Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi và các lực lượng của cấp huyện, cấp xã.
c) Phương tiện, trang thiết bị: trạm bơm, máy bơm nước, các hệ thống thiết bị làm mát, ngăn mặn, các thiết bị cấp nước và các trang thiết bị khác.
2. Đối với nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2
a) Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.
b) Cơ quan chỉ huy:
- Cấp Thành phố: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố, Công an Thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở - ban - ngành liên quan.
- Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện.
- Cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường - xã - thị trấn.
c) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Công an, Thanh niên xung phong, lực lượng xung kích và các lực lượng khác của Thành phố, cấp huyện, cấp xã.
d) Phương tiện, trang thiết bị: trạm bơm, máy bơm nước, các hệ thống thiết bị làm mát, ngăn mặn, các thiết bị cấp nước và các trang thiết bị khác.

Phân cấp trong chỉ đạo ứng phó với nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được quy định như trên.

Việc chỉ đạo ứng phó với nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được phân cấp như thế nào?

Việc chỉ đạo ứng phó với nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được phân cấp như thế nào? (Hình từ Internet)

Phân cấp trong chỉ đạo ứng phó với lốc, sét, mưa đá, sương mù trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ra sao?

Tại Điều 10 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về phân cấp trong chỉ đạo ứng phó với lốc, sét, mưa đá, sương mù trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:

1. Đối với lốc, sét, mưa đá, sương mù ở cấp độ rủi ro là cấp độ 1
a) Cơ quan chỉ huy:
- Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện.
- Cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường - xã - thị trấn.
b) Lực lượng ứng cứu: lực lượng xung kích và lực lượng khác của cấp huyện, cấp xã.
c) Phương tiện, trang thiết bị: các loại máy cắt bê tông, máy đục bê tông, cưa máy và các trang thiết bị cần thiết khác.
2. Đối với lốc, sét, mưa đá, sương mù ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2
a) Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.
b) Cơ quan chỉ huy:
- Cấp Thành phố: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thành phố, Công an Thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở - ban - ngành liên quan.
- Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện.
- Cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường - xã - thị trấn.
c) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Bộ đội biên phòng, Công an, Thanh niên xung phong, lực lượng xung kích và các lực lượng khác của Thành phố, cấp huyện, cấp xã.
d) Phương tiện, trang thiết bị: các loại xe cứu hộ, máy cắt bê tông, máy đục bê tông, của máy và các trang thiết bị cần thiết khác.

Phân cấp trong chỉ đạo ứng phó với lốc, sét, mưa đá, sương mù trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được quy định như trên.

Phân cấp trong chỉ đạo ứng phó với động đất, sóng thần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?

Tại Điều 11 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về phân cấp trong chỉ đạo ứng phó với động đất, sóng thần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:

1. Đối với động đất và sóng thần ở cấp độ rủi ro là cấp độ 1
a) Cơ quan chỉ huy:
- Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện.
- Cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường - xã - thị trấn.
b) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Bộ đội biên phòng, Công an, lực lượng xung kích và các lực lượng khác của cấp huyện, cấp xã.
c) Phương tiện, trang thiết bị: các trang thiết bị cứu sập đổ công trình, tìm kiếm cứu nạn đường bộ, đường sắt, trang thiết bị y tế và các trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn khác.
2. Đối với động đất và sóng thần ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2, cấp độ 3
a) Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.
b) Cơ quan chỉ huy:
- Cấp Thành phố: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thành phố, Công an Thành phố, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Y tế và các sở - ban - ngành liên quan.
- Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện.
- Cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường - xã - thị trấn.
c) Lực lượng ứng cứu: các lực lượng chuyên trách, Quân đội, Bộ đội biên phòng, Công an, Y tế, lực lượng xung kích và các lực lượng khác của Thành phố, cấp huyện, cấp xã.
d) Phương tiện, trang thiết bị: các trang thiết bị cứu sập đổ công trình, tìm kiếm cứu nạn đường bộ, đường sắt, trang thiết bị y tế và các trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn khác.
3. Đối với động đất và sóng thần ở cấp độ rủi ro là cấp độ 4
a) Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban nhân dân Thành phố.
b) Cơ quan chỉ huy:
- Cấp Thành phố: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.
- Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện.
- Cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường - xã - thị trấn.
c) Lực lượng ứng cứu: các lực lượng chuyên trách, Quân đội, Bộ đội biên phòng, Công an, Y tế, lực lượng xung kích và các lực lượng khác của Thành phố, cấp huyện, cấp xã.
d) Phương tiện, trang thiết bị: các trang thiết bị cứu sập đổ công trình, tìm kiếm cứu nạn đường bộ, đường sắt, trang thiết bị y tế và các trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn khác.
4. Đối với động đất, sóng thần ở cấp độ rủi ro là cấp độ 5
Thực hiện theo chỉ đạo của Chủ tịch nước về tình trạng khẩn cấp. Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo, chỉ huy và huy động tổng lực các lực lượng của Thành phố để ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

Trên đây là quy định về phân cấp trong chỉ đạo ứng phó với động đất, sóng thần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Trân trọng!

Ứng phó thiên tai
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Ứng phó thiên tai
Hỏi đáp pháp luật
Việc phòng, chống trước thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có những biện pháp nào?
Hỏi đáp pháp luật
Việc phòng, chống thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có những nhiệm vụ chung nào?
Hỏi đáp pháp luật
Việc phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn Hồ Chí Minh có mục đích và yêu cầu gì?
Hỏi đáp pháp luật
Việc mưa lớn, lũ, ngập lụt và nước dâng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được phân cấp trong chỉ đạo ứng phó như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Việc chỉ đạo ứng phó với nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được phân cấp như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Việc ứng phó với cháy rừng do tự nhiên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được phân cấp chỉ đạo như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ứng phó thiên tai
Nguyễn Hữu Vi
406 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào