Thẩm quyền xử lý vi phạm đối với thành viên giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
- Thẩm quyền xử lý vi phạm đối với thành viên giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh?
- Thủ tục xử lý vi phạm đối với thành viên giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh?
- Đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh?
Thẩm quyền xử lý vi phạm đối với thành viên giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh?
Tại Điều 20 Quy chế thành viên giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 04/2013/QĐ-SGDHCM có quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm đối với thành viên giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Đối với các vi phạm có hình thức xử lý là nhắc nhở hoặc cảnh cáo, Tổng Giám đốc SGDCK Tp.HCM quyết định trên cơ sở đề xuất của các phòng nghiệp vụ thuộc SGDCK Tp.HCM;
2. Đối với trường hợp đình chỉ giao dịch quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 22 Quy chế này, Tổng Giám đốc SGDCK Tp.HCM sẽ ra Quyết định đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên ngay sau khi có quyết định của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Các trường hợp đình chỉ hoạt động giao dịch còn lại và buộc chấm dứt tư cách thành viên, Tiểu ban tư cách thành viên của SGDCK Tp.HCM kiến nghị hình thức xử lý vi phạm để Tổng Giám đốc xem xét và quyết định.
3. Trường hợp thành viên vi phạm nghiêm trọng, vượt quá thẩm quyền xử lý của SGDCK Tp.HCM, SGDCK Tp.HCM sẽ báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.
Thẩm quyền xử lý vi phạm đối với thành viên giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh được quy định như trên.
Thẩm quyền xử lý vi phạm đối với thành viên giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục xử lý vi phạm đối với thành viên giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh?
Tại Điều 21 Quy chế thành viên giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 04/2013/QĐ-SGDHCM có quy định về thủ tục xử lý vi phạm đối với thành viên giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Khi phát hiện vi phạm, SGDCK Tp.HCM có thể lập biên bản, thu thập bằng chứng, yêu cầu thành viên giải trình về lỗi vi phạm trước khi quyết định hình thức xử lý vi phạm hoặc đình chỉ ngay hành vi vi phạm để bảo đảm an toàn, an ninh cho hệ thống giao dịch của SGDCK Tp.HCM.
2. Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm, SGDCK Tp.HCM quyết định hình thức xử lý vi phạm phù hợp. SGDCK Tp.HCM sẽ công bố trên các phương tiện công bố thông tin của SGDCK Tp.HCM đối với các hình thức xử lý vi phạm sau: thu hồi thẻ đại diện giao dịch, đình chỉ hoạt động giao dịch, ngắt kết nối giao dịch trực tuyến, chấm dứt tư cách thành viên, và các trường hợp vi phạm khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của nhà đầu tư.
3. Đối với hình thức xử lý vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 19 Quy chế này, SGDCK Tp.HCM sẽ báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước khi đưa ra quyết định chính thức.
4. Trong vòng mười lăm (15) ngày kể từ ngày quyết định xử lý vi phạm có hiệu lực, thành viên có quyền yêu cầu SGDCK Tp.HCM xem xét lại quyết định xử lý vi phạm. Thành viên có nghĩa vụ thực hiện theo quyết định xử lý vi phạm có hiệu lực của SGDCK Tp.HCM cho đến khi có quyết định khác. Trường hợp từ chối xem xét lại quyết định xử lý vi phạm. SGDCK Tp.HCM có văn bản trả lời thành viên nêu rõ lý do.
Trên đây là thủ tục xử lý vi phạm đối với thành viên giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh?
Tại Điều 22 Quy chế thành viên giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 04/2013/QĐ-SGDHCM có quy định về đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
SGDCK Tp.HCM đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao dịch của thành viên trong các trường hợp sau:
1. Thành viên Không tuân thủ một trong các nghĩa vụ quy định tại Điều 7 Quy chế này và tùy theo từng trường hợp, mức độ vi phạm, SGDCK Tp.HCM sẽ xem xét đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên.
2. Thành viên tạm ngừng hoạt động môi giới chứng khoán hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh chứng khoán và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
3. Thành viên vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán, hoặc bị Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam đình chỉ tạm thời hoạt động thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán.
4. Các trường hợp cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Thời gian và phạm vi đình chỉ hoạt động giao dịch được quy định cụ thể trong quyết định đình chỉ giao dịch của SGDCK Tp.HCM.
Trên đây là các trường hợp đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?