Sở Tài chính và Công an Thành phố có trách nhiệm như thế nào trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội?
- Trách nhiệm của Sở Tài chính và Công an Thành phố trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội là gì?
- Trách nhiệm của Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội ra sao?
- Trách nhiệm của đơn vị cấp nước trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội được quy định như thế nào?
Trách nhiệm của Sở Tài chính và Công an Thành phố trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội là gì?
Tại Điều 12 Quy chế phối hợp trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 28/2021/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội quy định về trách nhiệm của Sở Tài chính trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội như sau:
1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định phương án tính giá nước sạch sinh hoạt trên cơ sở đề nghị của đơn vị cấp nước trình UBND Thành phố phê duyệt.
2. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành bố trí ngân sách cho công tác kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch, chất lượng nguồn nước, xây dựng vùng bảo hộ vệ sinh cho khu vực lấy nước sinh hoạt.
Tại Điều 13 Quy chế phối hợp trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 28/2021/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội quy định về trách nhiệm của Công an Thành phố trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội như sau:
1. Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an quận, huyện, thị xã phối hợp với các lực lượng Thanh tra của Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế và UBND cấp huyện kiểm tra xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động sản xuất, cung cấp, sử dụng nước sạch và bảo vệ công trình cấp nước trên địa bàn Thành phố.
2. Chịu trách nhiệm thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy đối với các dự án, công trình cấp nước phòng cháy chữa cháy trên địa bàn Thành phố.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, các Sở, Ban, Ngành liên quan và các đơn vị cấp nước trên địa bàn Thành phố xây dựng kịch bản tình huống và phản ứng khi xảy ra các sự cố liên quan đến an ninh nguồn nước, triển khai công tác huấn luyện, diễn tập phương án ứng phó với các tình huống đe dọa an ninh, sự cố xảy ra đối với hệ thống cấp nước của Thành phố.
4. Phối hợp với Sở Xây dựng, đơn vị cấp nước và UBND cấp huyện xây dựng phương án quản lý, sử dụng hiệu quả hệ thống cấp nước phòng cháy, chữa cháy.
5. Phối hợp với Sở Xây dựng, các chủ đầu tư dự án, công trình và các đơn vị nhà thầu (thi công, giám sát) liên quan để tiếp nhận hồ sơ, cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy cho các dự án, công trình cấp nước về phòng cháy chữa cháy theo quy định.
Trên đây là trách nhiệm của Sở Tài chính và Công an Thành phố trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội.
Sở Tài chính và Công an Thành phố có trách nhiệm như thế nào trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội ra sao?
Tại Điều 14 Quy chế phối hợp trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 28/2021/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội quy định về trách nhiệm của Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội như sau:
1. Cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng thông tin chi tiết về các đơn vị cung cấp nước sạch trong các Khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố.
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch trong các Khu công nghiệp.
3. Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về cấp nước; phát hiện, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về cấp nước sạch cho hoạt động trong các Khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố.
Trách nhiệm của Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội được quy định như trên.
Trách nhiệm của đơn vị cấp nước trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội được quy định như thế nào?
Tại Điều 15 Quy chế phối hợp trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 28/2021/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội quy định về trách nhiệm của đơn vị cấp nước trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội như sau:
1. Chủ động thực hiện công tác giám sát chất lượng nước từ nguồn nước đầu vào trong từng công đoạn sản xuất và cung cấp đến khách hàng sử dụng, đảm bảo chất lượng nước theo quy định Nhà nước ban hành.
2. Bồi thường thiệt hại cho khách hàng sử dụng nước khi chất lượng sạch không đảm bảo theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện các quy định của pháp luật về tài nguyên nước và bảo vệ môi trường, cụ thể:
a) Lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác nước, xả nước thải vào nguồn nước theo quy định.
b) Bảo vệ an toàn nguồn nước, xây dựng vùng bảo hộ vệ sinh khu vực nước, hệ thống công trình cấp nước theo quy định.
c) Định kỳ quan trắc, phân tích chất lượng nước sạch, chất lượng nguồn nước, chất lượng nước thải và công khai niêm yết theo quy định.
d) Lắp đặt hệ thống quan trắc nước tự động (quan trắc chất lượng nước thô trước xử lý và quan trắc chất lượng nước sạch sau xử lý) và hệ thống camera an ninh kết nối với Sở Tài nguyên và Môi trường để cảnh báo sớm nguy cơ ô nhiễm nguồn nước.
e) Giao cán bộ có chuyên môn để lập nhật ký vận hành khai thác nước; lập sổ theo dõi việc lấy, phân tích và lưu mẫu nước (ghi cụ thể số lượng, phương pháp, vị trí, phương pháp phân tích và bảo quản, thể tích, thời gian và người lấy mẫu).
4. Tuân thủ các quy trình, quy phạm vận hành hệ thống cấp nước;
5. Đầu tư, lắp đặt đường ống đến điểm đấu nối bao gồm cả đồng hồ đo nước (đồng hồ đo nước phải được kiểm định bởi cơ quan có chức năng) cho khách hàng sử dụng nước trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
6. Xử lý sự cố, khôi phục việc cấp nước, xây dựng kịch bản khắc phục sự cố an ninh nguồn nước.
7. Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Báo cáo đột xuất khi được yêu cầu và định kỳ theo quy định tới chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước về cấp nước ở địa phương và trung ương.
8. Định kỳ 03 tháng 1 lần báo cáo kết quả phân tích chất lượng nước sạch đến các đơn vị thuộc Sở Y tế theo quy định, kết quả phân tích chất lượng nguồn nước, chất lượng nước thải, chất lượng nước nguồn tiếp nhận nước thải tới Sở Tài nguyên và môi trường.
9. Phải xây dựng phương án cung cấp nguồn nước sạch khác để thay thế trong trường hợp nguồn nước khai thác bị ô nhiễm, chất lượng nước thành phẩm không đạt quy chuẩn qua kết quả kiểm tra nội kiểm/ ngoại kiểm chưa thể khắc phục; trường hợp ngừng cấp nước để bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ hoặc có sự cố phải thông báo cho khách hàng trước 10 ngày.
10. Bảo đảm cung cấp đủ nước, đạt quy chuẩn kỹ thuật hiện hành đến đồng hồ cấp cho khách hàng; Tiếp nhận và giải quyết theo quy định các kiến nghị và yêu cầu của khách hàng sử dụng nước về các vấn đề liên quan đến mua bán, sử dụng nước sạch.
11. Lưu trữ và quản lý hồ sơ theo dõi về hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất nước sạch.
12. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
13. Đơn vị cấp nước chịu trách nhiệm quản lý, vận hành, bảo dưỡng, bảo vệ hệ thống cấp nước tập trung và các họng, trụ nước phòng cháy chữa cháy được lắp đặt trên các tuyến ống do mình quản lý, các bể chứa nước, giếng khoan cấp nước phòng cháy chữa cháy thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.
Trách nhiệm của đơn vị cấp nước trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội được quy định như trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?