Quy định về nguyên tắc, phương thức phối hợp trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội như thế nào?

Nguyên tắc, phương thức phối hợp trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội là gì? Phối hợp và quy định trong công tác ban hành quy định về giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội ra sao? Phối hợp trong cung cấp, trao đổi thông tin trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội thế nào? Mong anh chị luật sư tư vấn giúp tôi, tôi cảm ơn.

Nguyên tắc, phương thức phối hợp trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội là gì?

Tại Điều 4 Quy chế phối hợp trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 28/2021/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội quy định về nguyên tắc phối hợp trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội như sau:

1. Thống nhất quản lý, giám sát chất lượng nước sạch theo hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh.
2. Phân công trách nhiệm cụ thể cho các Sở, Ban, Ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác quản lý giám sát chất lượng nước sạch theo quy định.
3. Phát hiện và xử lý kịp thời những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sạch; đồng thời đảm bảo thống nhất phương pháp quản lý giám sát, tránh tình trạng chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ.
4. Trao đổi, cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác cho các đơn vị liên quan theo chuyên ngành và chịu trách nhiệm theo chức năng quản lý nhà nước của đơn vị do UBND Thành phố phân công. Yêu cầu trao đổi, cung cấp thông tin phải căn cứ vào nhu cầu quản lý nhà nước phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan yêu cầu. Việc sử dụng thông tin phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
5. Phối hợp trong công tác giám sát, kiểm tra phải đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung trong cùng thời gian giữa các cơ quan thực hiện giám sát, kiểm tra; giảm thiểu đến mức tối đa sự phiền hà, cản trở hoạt động bình thường của doanh nghiệp.

Tại Điều 5 Quy chế phối hợp trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 28/2021/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội quy định về phương thức phối hợp trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội như sau:

Tùy theo tính chất, nội dung công việc cụ thể có thể áp dụng một trong các nguyên tắc phối hợp sau:
1. Lấy ý kiến bằng văn bản.
2. Tổ chức cuộc họp.
3. Tổ chức khảo sát.
4. Tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành.

Trên đây là nguyên tắc, phương thức phối hợp trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội.

Quy định về nguyên tắc, phương thức phối hợp trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội như thế nào?

Quy định về nguyên tắc, phương thức phối hợp trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội như thế nào? (Hình từ Internet)

Phối hợp và quy định trong công tác ban hành quy định về giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội ra sao?

Tại Điều 6 Quy chế phối hợp trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 28/2021/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội quy định về phối hợp trong công tác ban hành quy định về giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội như sau:

Liên ngành Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Xây dựng phối hợp UBND cấp huyện và các đơn vị liên quan xây dựng, trình UBND Thành phố ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật về giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn thành phố.

Tại Điều 7 Quy chế phối hợp trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 28/2021/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội quy định về quy định trong công tác ban hành quy định về giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội như sau:

1. Đánh giá quy trình công nghệ xử lý nước đảm bảo nước sau xử lý đạt các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
2. Giám sát chất lượng đường ống lấy nước từ nguồn cấp và đường ống cấp nước từ nhà máy đến khách hàng sử dụng nước.
3. Kiểm soát công tác đảm bảo an ninh, an toàn của toàn bộ hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh.
4. Kiểm tra, giám sát chất lượng nước thành phẩm đạt quy chuẩn chất lượng nước hiện hành.
5. Giám sát các đơn vị cấp nước trong việc đảm bảo cấp nước sạch đô thị, nông thôn, hệ thống nước sạch tập trung trên địa bàn Thành phố.
6. Quy định: số lượng, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước sạch, khung giá bán nước sạch trên địa bàn toàn Thành phố.
7. Quản lý bảo vệ an toàn hệ thống cấp nước và ổn định dịch vụ cấp nước tại địa bàn Thành phố đầu tư.
8. Giám sát chất lượng nguồn nước trước khi xử lý.

Phối hợp và quy định trong công tác ban hành quy định về giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội được thực hiện theo quy định trên.

Phối hợp trong cung cấp, trao đổi thông tin trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội thế nào?

Tại Điều 8 Quy chế phối hợp trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 28/2021/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội quy định về phối hợp trong cung cấp, trao đổi thông tin trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội như sau:

1. Thông tin đơn vị cấp nước, bao gồm: Đơn vị chủ quản; tên đơn vị cung cấp nước; địa chỉ trụ sở; địa chỉ sản xuất; thông tin về người đại diện theo pháp luật.
2. Thông tin về tình trạng hoạt động của đơn vị cung cấp nước, bao gồm: công suất thiết kế; các tình trạng cơ sở (đang hoạt động, tạm ngừng hoạt động, đã chấm dứt hoạt động); sự cố liên quan về vệ sinh, chất lượng nước sạch; sản lượng cung cấp nước từng thời điểm cụ thể; diện cung cấp nước; số người hưởng lợi.
3. Thông tin về chất lượng nước: chia sẻ số liệu quan trắc tự động online giữa các Sở Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Xây dựng về chất lượng nguồn nước thô đầu vào và nước sạch sau xử lý, kết quả nội kiểm của đơn vị và kết quả ngoại kiểm chất lượng nước của cơ quan chức năng, công tác chấp hành quy định của đơn vị về nội kiểm chất lượng nước.
4. Thông tin về xử lý đơn vị cung cấp nước, bao gồm: kết quả kiểm tra, giám sát, giám sát và kết quả xử lý vi phạm của cơ quan có thẩm quyền đối với cơ sở cấp nước có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về vệ sinh, chất lượng nước sạch.

Phối hợp trong cung cấp, trao đổi thông tin trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội được thực hiện theo quy định trên.

Trân trọng!

Chất lượng nước sạch
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chất lượng nước sạch
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về nguyên tắc, phương thức phối hợp trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Sở Tài chính và Công an Thành phố có trách nhiệm như thế nào trong công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Hà Nội?
Hỏi đáp pháp luật
Công tác giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn Thành phố Hà Nội thì trách nhiệm của UBND cấp huyện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chất lượng nước sạch
Nguyễn Hữu Vi
632 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chất lượng nước sạch

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chất lượng nước sạch

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào