Phê duyệt, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành thuộc thẩm quyền cơ quan nào?
1. Thẩm quyền phê duyệt, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành?
Tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 35 Nghị định 99/2021/NĐ-CP quy định thẩm quyền phê duyệt, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành, như sau:
1. Thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành:
a) Đối với dự án quan trọng quốc gia và các dự án quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư:
Dự án hoặc dự án thành phần, tiểu dự án độc lập sử dụng vốn ngân sách nhà nước: người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước phê duyệt quyết toán đối với dự án hoặc dự án thành phần, tiểu dự án độc lập giao bộ, cơ quan trung ương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước quản lý; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quyết toán hoàn thành đối với dự án hoặc dự án thành phần, tiểu dự án độc lập giao cấp tỉnh quản lý; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt quyết toán hoàn thành đối với dự án hoặc dự án thành phần, tiểu dự án độc lập giao cấp huyện quản lý.
Dự án thành phần, tiểu dự án độc lập không sử dụng vốn nhà nước: chủ đầu tư phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
b) Đối với các dự án khác: người có thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án đầu tư là người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành hoặc ủy quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
2. Cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành:
a) Đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc ngân sách do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý: Sở Tài chính chủ trì tổ chức thẩm tra (trừ trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyết định khác).
b) Đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc ngân sách do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý: Phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì tổ chức thẩm tra (trừ trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyết định khác).
c) Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc ngân sách do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sử dụng công chức chuyên môn thuộc quyền quản lý để thẩm tra báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Trường hợp công chức chuyên môn không đủ năng lực thẩm tra báo cáo quyết toán, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện thẩm tra báo cáo quyết toán.
d) Đối với các dự án khác: người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán giao cho đơn vị có chức năng thuộc quyền quản lý chủ trì tổ chức thẩm tra quyết toán trước khi phê duyệt.
2. Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành thuộc thẩm quyền của ai?
Theo Khoản 3 Điều 35 Nghị định 99/2021/NĐ-CP quy định như sau:
3. Kiểm toán báo cáo quyết toán:
a) Các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công khi hoàn thành phải kiểm toán báo cáo quyết toán trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán (trừ dự án thuộc danh mục bí mật nhà nước). Các dự án sử dụng vốn đầu tư công còn lại, người có thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư dự án xem xét, quyết định đấu thầu kiểm toán độc lập để kiểm toán báo cáo quyết toán.
Chủ đầu tư tổ chức đấu thầu kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu và ký kết hợp đồng kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật về hợp đồng.
Chủ đầu tư, nhà thầu kiểm toán độc lập và các đơn vị có liên quan thực hiện theo quy định tại điểm b, điểm c khoản này.
b) Nhà thầu kiểm toán độc lập là các doanh nghiệp kiểm toán độc lập được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về thành lập và hoạt động doanh nghiệp tại Việt Nam, tuân thủ các quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập và các chuẩn mực kiểm toán hiện hành.
c) Đối với các dự án được cơ quan Kiểm toán nhà nước, cơ quan thanh tra thực hiện kiểm toán, thanh tra:
Trường hợp Kiểm toán nhà nước, cơ quan thanh tra thực hiện kiểm toán, thanh tra và phát hành báo cáo kiểm toán, kết luận thanh tra có đủ nội dung quy định tại Điều 37 Nghị định này, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán dự án sử dụng kết quả báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, kết luận thanh tra của cơ quan thanh tra làm căn cứ để thẩm tra; không phải thuê kiểm toán độc lập để kiểm toán.
Trường hợp Kiểm toán nhà nước, cơ quan thanh tra thực hiện kiểm toán, thanh tra thực hiện chưa đủ các nội dung quy định tại Điều 37 Nghị định này, căn cứ quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, chủ đầu tư xác định nội dung, phạm vi kiểm toán bổ sung và lựa chọn nhà thầu kiểm toán độc lập để kiểm toán bổ sung trong trường hợp cần thiết. Chi phí kiểm toán bổ sung được xác định tương tự như xác định chi phí thuê kiểm toán độc lập quy định tại Điều 46 Nghị định này. Cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán sử dụng báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, kết luận của cơ quan thanh tra và báo cáo kiểm toán của kiểm toán độc lập làm căn cứ để thẩm tra quyết toán dự án.
Trường hợp Kiểm toán nhà nước, cơ quan thanh tra có quyết định kiểm toán, thanh tra dự án khi nhà thầu kiểm toán độc lập đang thực hiện hợp đồng kiểm toán thì nhà thầu kiểm toán độc lập thực hiện hợp đồng kiểm toán theo đúng nội dung của hợp đồng đã ký kết.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?