Quy định về lãnh đạo công tác tổ chức và công tác kiểm tra trong doanh nghiệp nhà nước và có vốn nhà nước chi phối thế nào?
- 1. Lãnh đạo đạo công tác tổ chức và công tác kiểm tra trong doanh nghiệp nhà nước và có vốn nhà nước chi phối là gì?
- 2. Lãnh đạo xây dựng tổ chức đảng và các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp nhà nước và có vốn nhà nước chi phối là gì?
- 3. Quyền hạn và trách nhiệm của đảng ủy trong doanh nghiệp nhà nước và có vốn nhà nước chi phối như thế nào?
1. Lãnh đạo đạo công tác tổ chức và công tác kiểm tra trong doanh nghiệp nhà nước và có vốn nhà nước chi phối là gì?
Tại Điều 5 Quy định 69-QĐ/TW năm 2017 quy định về lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ của đảng ủy cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối như sau:
1- Lãnh đạo và thực hiện công tác tổ chức, cán bộ bảo đảm đúng quy định và thẩm quyền được giao; đánh giá, nhận xét, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, giới thiệu cán bộ ứng cử, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ theo phân cấp quản lý.
2- Lãnh đạo xây dựng, ban hành quy chế, quy định cụ thể hóa về công tác tổ chức, cán bộ theo đúng chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
3- Đề xuất với cấp ủy cấp trên, đảng đoàn, ban cán sự đảng xem xét, quyết định những vấn đề về tổ chức, cán bộ thuộc thẩm quyền của cấp ủy, tổ chức đảng cấp trên.
Tại Điều 6 Quy định 69-QĐ/TW năm 2017 quy định về lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát của đảng ủy cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối như sau:
1- Lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định, hướng dẫn của Trung ương, của cấp ủy cấp trên và đảng ủy; phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh kịp thời với những biểu hiện tiêu cực, lợi ích nhóm, tham nhũng, lãng phí, quan liêu; xử lý nghiêm tổ chức đảng, đảng viên vi phạm chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2- Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, quản lý, bảo toàn và phát triển vốn, phát triển nguồn nhân lực, đổi mới khoa học công nghệ, quản lý, sử dụng nguồn lực, bảo vệ môi trường; bảo đảm quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, cổ đông, người lao động, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước và thực hiện trách nhiệm xã hội; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
2. Lãnh đạo xây dựng tổ chức đảng và các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp nhà nước và có vốn nhà nước chi phối là gì?
Tại Điều 7 Quy định 69-QĐ/TW năm 2017 quy định về lãnh đạo xây dựng tổ chức đảng của đảng ủy cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối như sau:
1- Đề ra chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đảng bộ doanh nghiệp và các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
2- Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức đảng trực thuộc thực hiện nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng theo đúng Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị
của Đảng, của cấp ủy cấp trên. Xây dựng và thực hiện quy chế làm việc, thực hiện đúng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng; đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ. Xây dựng kế hoạch, biện pháp quản lý đảng viên, phân công công tác, tạo điều kiện cho đảng viên học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
3- Lãnh đạo và thực hiện tốt công tác giáo dục, bồi dưỡng quần chúng ưu tú và công tác phát triển đảng viên.
4- Xây dựng cấp ủy có đủ năng lực, uy tín, đoàn kết thống nhất, hoạt động hiệu quả, tiêu biểu cho trí tuệ của đảng bộ, chi bộ, được đảng viên và quần chúng tín nhiệm.
5- Lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện quy định của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
Tại Điều 8 Quy định 69-QĐ/TW năm 2017 quy định về lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội của đảng ủy cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối như sau:
1- Lãnh đạo xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp vững mạnh, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo điều lệ của mỗi tổ chức.
2- Lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội tham gia xây dựng, bảo vệ và chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của doanh nghiệp.
3- Phân công cấp ủy viên phụ trách các tổ chức chính trị - xã hội; kịp thời đề ra chủ trương lãnh đạo, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức hoạt động và quản lý, giáo dục đoàn viên, hội viên.
3. Quyền hạn và trách nhiệm của đảng ủy trong doanh nghiệp nhà nước và có vốn nhà nước chi phối như thế nào?
Tại Điều 9 Quy định 69-QĐ/TW năm 2017 quy định về quyền hạn của đảng ủy của đảng ủy cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối như sau:
Thực hiện các quyền của cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng theo quy định của Điều lệ Đảng; Quy định thi hành Điều lệ Đảng; Hướng dẫn một số vấn đề cụ thể về thi hành Điều lệ Đảng và các quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
Tại Điều 10 Quy định 69-QĐ/TW năm 2017 quy định về trách nhiệm của đảng ủy của đảng ủy cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối như sau:
Đảng ủy chịu trách nhiệm trước cấp ủy cấp trên, trước đảng bộ về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mình; chịu trách nhiệm về công tác lãnh đạo đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?