Phòng học chuyên dùng giáo dục quốc phòng và an ninh được hiểu như thế nào?
- Phòng học chuyên dùng giáo dục quốc phòng và an ninh được giải thích như thế nào?
- Bãi tập giáo dục quốc phòng và an ninh được hiểu như thế nào?
- Thiết bị dạy học giáo dục quốc phòng và an ninh như thế nào?
- Một số từ ngữ mô tả mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt giáo dục quốc phòng và an ninh như thế nào?
- Thời lượng thực hiện chương trình, giáo viên, thiết bị dạy học, chương trình học môn giáo dục quốc phòng và an ninh
Phòng học chuyên dùng giáo dục quốc phòng và an ninh được giải thích như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục VIII Chương trình giáo dục phổ thông môn giáo dục quốc phòng và an ninh ban hành kèm theo Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT quy định về một số từ ngữ môn giáo dục quốc phòng và an ninh như sau:
1.1. Một số thuật ngữ chuyên môn sử dụng trong chương trình
- Phòng học chuyên dùng: Là phòng học bộ môn, được tích hợp dùng cho cả học lý thuyết và thực hành môn Giáo dục quốc phòng và an ninh, phòng học được thiết kế với các mô - đun: hình ảnh, mô hình, trang thiết bị phục vụ môn học nằm trong danh mục trang thiết bị tối thiểu phục vụ môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh.
Phòng học chuyên dùng Là phòng học bộ môn, được tích hợp dùng cho cả học lý thuyết và thực hành môn Giáo dục quốc phòng và an ninh, phòng học được thiết kế với các mô - đun: hình ảnh, mô hình, trang thiết bị phục vụ môn học nằm trong danh mục trang thiết bị tối thiểu phục vụ môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh.
Bãi tập giáo dục quốc phòng và an ninh được hiểu như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục VIII Chương trình giáo dục phổ thông môn giáo dục quốc phòng và an ninh ban hành kèm theo Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT quy định về một số từ ngữ môn giáo dục quốc phòng và an ninh như sau:
- Bãi tập: Bãi rộng (sân trường, sân vận động, khu đất trống...) dùng để học tập và thục luyện các nội dung thực hành.
Bãi tập (sân trường, sân vận động, khu đất trống...) dùng để học tập và thục luyện các nội dung thực hành.
Thiết bị dạy học giáo dục quốc phòng và an ninh như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục VIII Chương trình giáo dục phổ thông môn giáo dục quốc phòng và an ninh ban hành kèm theo Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT quy định về một số từ ngữ môn giáo dục quốc phòng và an ninh như sau:
- Thiết bị dạy học: Là trang thiết bị phục vụ môn học được quy định trong danh mục trang thiết bị tối thiểu phục vụ môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh.
Thiết bị dạy học là trang thiết bị phục vụ môn học được quy định trong danh mục trang thiết bị tối thiểu phục vụ môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh.
Một số từ ngữ mô tả mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt giáo dục quốc phòng và an ninh như thế nào?
Căn cứ tiết 1.2 tiểu mục 1 Mục VIII Chương trình giáo dục phổ thông môn giáo dục quốc phòng và an ninh ban hành kèm theo Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT quy định về một số từ ngữ môn giáo dục quốc phòng và an ninh như sau:
Chương trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh sử dụng một số động từ để thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của người học. Một số động từ được sử dụng ở các mức độ khác nhau nhưng trong mỗi trường hợp cụ thể thể hiện một hành động có đối tượng và yêu cầu cụ thể.
Trong quá trình dạy học, đặc biệt là đặt câu hỏi thảo luận, ra đề kiểm tra đánh giá, giáo viên có thể dùng những động từ nêu trên trong bảng tổng hợp hoặc thay thế bằng các động từ có nghĩa tương đương cho phù hợp với tình huống sư phạm và nhiệm vụ cụ thể giao cho học sinh.
Mức độ | Động từ mô tả mức độ |
Biết | Nêu được, mô tả được, so sánh được, giới thiệu được, chỉ ra được, đánh giá được, phân biệt được. |
Hiểu | Thực hiện được, hướng dẫn được, rèn luyện được, biểu diễn được, tự làm được, xử lý được, xác định được, lập kế hoạch cho bản thân được. |
Vận dụng | Thực hành được, điều chỉnh được, đồng tình, ủng hộ, nhắc nhở, khích lệ, đấu tranh, phản bác, áp dụng được, có khả năng tham gia, đề xuất và thực hiện. |
Chương trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh sử dụng một số động từ để thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của người học. Một số động từ được sử dụng ở các mức độ khác nhau nhưng trong mỗi trường hợp cụ thể thể hiện một hành động có đối tượng và yêu cầu cụ thể.
Thời lượng thực hiện chương trình, giáo viên, thiết bị dạy học, chương trình học môn giáo dục quốc phòng và an ninh
Căn cứ tiểu mục 2, tiểu mục 3, tiểu mục 4, tiểu mục 5 Mục VIII Chương trình giáo dục phổ thông môn giáo dục quốc phòng và an ninh ban hành kèm theo Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT quy định về một số từ ngữ môn giáo dục quốc phòng và an ninh như sau:
2. Thời lượng thực hiện chương trình
2.1. Thời lượng thực hiện chương trình ở các lớp
Tổng thời lượng cho cả môn học là 105 tiết, trong đó: Lớp 10: 35 tiết, lớp 11: 35 tiết, lớp 12: 35 tiết. Căn cứ vào chương trình năm học các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch dạy học bảo đảm đủ thời gian.
2.2. Thời lượng dành cho các nội dung giáo dục
Thời lượng kiến thức dành cho từng nội dung giáo dục do tác giả sách giáo khoa và giáo viên chủ động sắp xếp căn cứ vào yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp và thực tế dạy học.
3. Giáo viên
Giáo viên Giáo dục quốc phòng và an ninh được quy định thống nhất theo Luật Giáo dục, Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, Nghị định của Chính phủ và Thông tư quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 100% giáo viên có trình độ được đào tạo đạt chuẩn hoặc trên chuẩn; được xếp loại đạt trở lên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; giáo viên được đảm bảo các quyền theo quy định của Điều lệ trường trung học phổ thông và của pháp luật; giáo viên được bồi dưỡng, tập huấn về dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông và đặc thù môn học.
4. Thiết bị dạy học
Thiết bị dạy và học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh và các văn bản pháp luật có liên quan.
5. Thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và đối tượng học sinh
5.1. Chương trình được xây dựng để bố trí giảng dạy theo phân phối chương trình cả năm học, các bài lý thuyết dạy theo phân phối chương trình, các bài thực hành dạy tập trung theo lớp, dứt điểm theo bài (không quá 3 tiết /buổi/tuần).
5.2. Chương trình này bố trí nội dung, thời lượng chung. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trường phân chia thời lượng, lựa chọn địa điểm, hình thức dạy học cho phù hợp.
Thời lượng thực hiện chương trình ở các lớp: Tổng thời lượng cho cả môn học là 105 tiết, trong đó: Lớp 10: 35 tiết, lớp 11: 35 tiết, lớp 12: 35 tiết. Căn cứ vào chương trình năm học các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch dạy học bảo đảm đủ thời gian.
Thời lượng dành cho các nội dung giáo dục: Thời lượng kiến thức dành cho từng nội dung giáo dục do tác giả sách giáo khoa và giáo viên chủ động sắp xếp căn cứ vào yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp và thực tế dạy học.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?