Những tài sản nào được bán đấu giá trong Bộ Quốc phòng?
- Tài sản được bán đấu giá trong Bộ Quốc phòng gồm những tài sản nào?
- Nguyên tắc đấu giá tài sản trong Bộ Quốc phòng gồm những tài sản nào?
- Thành lập Hội đồng và Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng đấu giá tài sản trong Bộ Quốc phòng như thế nào?
- Quyền và nhiệm vụ của Hội đồng đấu giá tài sản trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Tài sản được bán đấu giá trong Bộ Quốc phòng gồm những tài sản nào?
Tại Điều 17 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định về tài sản được bán đấu giá trong Bộ Quốc phòng như sau:
Tài sản được bán đấu giá
Tài sản công sau đây được thực hiện theo hình thức đấu giá, trừ trường hợp bán các tài sản công có giá trị nhỏ theo hình thức niên yết công khai hoặc bán chỉ định theo quy định của Chính phủ, gồm:
1. Vật phẩm, nguyên liệu, phế liệu thu hồi sau xử lý tài sản không tận dụng được cho sửa chữa, sản xuất đạn dược quy định tại điểm c khoản 3 Điều 13 Thông tư này.
2. Tài sản quy định tại điểm d khoản 4 Điều 13 Thông tư này sau khi vô hiệu hóa tính năng quân sự được bán đấu giá công khai cho các đơn vị đủ tư cách pháp nhân trong và ngoài Quân đội.
Tài sản công sau đây được thực hiện theo hình thức đấu giá, gồm: Vật phẩm, nguyên liệu, phế liệu thu hồi sau xử lý tài sản không tận dụng được cho sửa chữa, sản xuất đạn dược và tài sản sau khi vô hiệu hóa tính năng quân sự được bán đấu giá công khai cho các đơn vị đủ tư cách pháp nhân trong và ngoài Quân đội.
Những tài sản nào được bán đấu giá trong Bộ Quốc phòng? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc đấu giá tài sản trong Bộ Quốc phòng gồm những tài sản nào?
Tại Điều 18 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định về nguyên tắc đấu giá tài sản trong Bộ Quốc phòng như sau:
Nguyên tắc đấu giá tài sản
1. Tuân thủ quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm tính trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan.
3. Bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá.
4. Cuộc đấu giá phải do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện.
Nguyên tắc đấu giá tài sản: Tuân thủ quy định của pháp luật; Bảo đảm tính trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan; Bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá; Cuộc đấu giá phải do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện.
Thành lập Hội đồng và Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng đấu giá tài sản trong Bộ Quốc phòng như thế nào?
Tại Điều 19 Thông tư 126/2020/TT-BQP có quy định về thành lập Hội đồng đấu giá tài sản trong Bộ Quốc phòng như sau:
Thành lập Hội đồng đấu giá tài sản
1. Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Hội đồng đấu giá tài sản cấp mình và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Hội đồng.
2. Hội đồng đấu giá tài sản phải có ít nhất ba thành viên trở lên do đại diện chỉ huy cơ quan xử lý tài sản làm Chủ tịch Hội đồng; thành viên của Hội đồng là đại diện cơ quan tài chính, pháp chế cùng cấp và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật.
3. Hội đồng bán đấu giá được sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị thành lập Hội đồng bán đấu giá khi thực hiện nhiệm vụ.
Tại Điều 20 Thông tư 126/2020/TT-BQP có quy định nguyên tắc hoạt động của Hội đồng đấu giá tài sản trong Bộ Quốc phòng như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng đấu giá tài sản
1. Cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện phải có ít nhất hai phần ba số thành viên Hội đồng tham dự.
2. Hội đồng đấu giá tài sản làm việc theo nguyên tắc tập trung, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số, thông qua hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín. Trường hợp kết quả biểu quyết hoặc số phiếu bằng nhau thì Chủ tịch Hội đồng có quyền quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
3. Hội đồng đấu giá tài sản tự giải thể sau khi kết thúc cuộc đấu giá và chuyển hồ sơ cuộc đấu giá theo quy định tại Điều 33 của Thông tư này.
Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Hội đồng đấu giá tài sản cấp mình và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Hội đồng. Hội đồng đấu giá tài sản phải có ít nhất ba thành viên trở lên do đại diện chỉ huy cơ quan xử lý tài sản làm Chủ tịch Hội đồng; Hội đồng bán đấu giá được sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị thành lập Hội đồng bán đấu giá khi thực hiện nhiệm vụ.
Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng đấu giá tài sản: Pphải có ít nhất hai phần ba số thành viên Hội đồng tham dự. Hội đồng đấu giá tài sản làm việc theo nguyên tắc tập trung, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số, thông qua hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín. Trường hợp kết quả biểu quyết hoặc số phiếu bằng nhau thì Chủ tịch Hội đồng có quyền quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Hội đồng đấu giá tài sản tự giải thể sau khi kết thúc cuộc đấu giá và chuyển hồ sơ cuộc đấu giá theo quy định.
Quyền và nhiệm vụ của Hội đồng đấu giá tài sản trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Tại Điều 21 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định về quyền và nhiệm vụ của Hội đồng đấu giá tài sản trong Bộ Quốc phòng như sau:
Quyền và nhiệm vụ của Hội đồng đấu giá tài sản
1. Hội đồng đấu giá tài sản có các quyền sau đây:
a) Truất quyền tham gia cuộc đấu giá và lập biên bản xử lý đối với người tham gia đấu giá có hành vi gây rối trật tự cuộc đấu giá, thông đồng, móc nối để dìm giá hoặc hành vi khác làm ảnh hưởng đến tính khách quan, trung thực của cuộc đấu giá;
b) Dừng cuộc đấu giá và báo cáo người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng để xử lý khi phát hiện có hành vi vi phạm trình tự, thủ tục đấu giá hoặc khi phát hiện người điều hành cuộc đấu giá có hành vi thông đồng, móc nối để dìm giá hoặc hành vi khác làm ảnh hưởng đến tính khách quan, trung thực của cuộc đấu giá;
c) Đề nghị định giá, giám định tài sản đấu giá.
2. Hội đồng đấu giá tài sản có các nhiệm vụ sau đây:
a) Ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng đấu giá tài sản;
b) Xác định giá khởi điểm theo hướng dẫn của Cục Tài chính báo cáo Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng phê duyệt giá khởi điểm;
c) Tổ chức và thực hiện đấu giá theo Quy chế hoạt động của Hội đồng, Quy chế cuộc đấu giá và quy định của pháp luật có liên quan;
d) Chịu trách nhiệm về kết quả cuộc đấu giá trước pháp luật và người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình đấu giá; tiếp nhận, giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng giải quyết khiếu nại phát sinh sau cuộc đấu giá; bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
e) Báo cáo người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng đấu giá tài sản về kết quả đấu giá tài sản;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Hội đồng đấu giá tài sản có các quyền truất quyền tham gia cuộc đấu giá và lập biên bản xử lý đối với người tham gia đấu giá có hành vi gây rối trật tự; Dừng cuộc đấu giá và báo cáo người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng để xử lý khi phát hiện có hành vi vi phạm; Đề nghị định giá, giám định tài sản đấu giá.
- Hội đồng đấu giá tài sản có các nhiệm vụ ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng đấu giá tài sản; Xác định giá khởi điểm theo hướng dẫn của Cục Tài chính báo cáo Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng phê duyệt giá khởi điểm; Tổ chức và thực hiện đấu giá theo Quy chế hoạt động của Hội đồng, Quy chế cuộc đấu giá và quy định của pháp luật; Chịu trách nhiệm về kết quả cuộc đấu giá và người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng; Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình đấu giá; Báo cáo người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng đấu giá tài sản về kết quả đấu giá tài sản;
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?