Quy định về nội dung đào tạo, huấn luyện điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ như thế nào?
Nội dung đào tạo, huấn luyện điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ là gì?
Tại Điều 26 Thông tư 195/2019/TT-BQP quy định về nội dung đào tạo, huấn luyện điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ như sau:
Nội dung đào tạo, huấn luyện điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ
1. Nội dung đào tạo, huấn luyện đối với đội trưởng và giám sát viên
a) Quy định của pháp luật trong hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh, các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
b) Yêu cầu và kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ trong điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ;
c) Nhận diện nguy cơ, yếu tố nguy hiểm, đánh giá rủi ro về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai trong hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ;
d) Ứng phó sự cố bom mìn vật nổ và hỗ trợ y tế;
đ) Trang thiết bị, dụng cụ và trang bị bảo hộ chuyên ngành;
e) Cấu tạo, đặc tính kỹ thuật, nguyên lý hoạt động của các loại bom, mìn, đạn dược và vật liệu nổ;
g) Quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình, định mức trong điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ;
h) Quản lý chất lượng, quản lý an toàn và quản lý thông tin trong điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ.
2. Nội dung đào tạo, huấn luyện đối với kỹ thuật viên
a) Quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
b) Nhận diện nguy cơ, yếu tố nguy hiểm, đánh giá rủi ro về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai trong hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ;
c) Ứng phó sự cố bom mìn vật nổ và hỗ trợ y tế;
d) Cấu tạo, đặc tính kỹ thuật, nguyên lý hoạt động của trang thiết bị, dụng cụ, yêu cầu an toàn và phương pháp sử dụng trong điều tra khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ;
đ) Sử dụng, bảo quản trang bị bảo hộ chuyên ngành;
e) Cấu tạo, đặc tính kỹ thuật, nguyên lý hoạt động và yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với bom mìn, đạn dược, vật liệu nổ;
g) Quy trình điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ và thực hành tiêu hủy bom đạn.
3. Nội dung huấn luyện đối với người trực tiếp tiếp xúc, sử dụng, vận chuyển, bảo quản thuốc nổ thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ.
4. Các tổ chức, đơn vị điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ phải tổ chức huấn luyện bổ sung cho các đối tượng trước khi điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ.
- Nội dung đào tạo, huấn luyện đối với đội trưởng và giám sát viên gồm:
+ Quy định của pháp luật trong hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh, các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Yêu cầu và kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ trong điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ; Nhận diện nguy cơ, yếu tố nguy hiểm, đánh giá rủi ro về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai trong hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ;
+ Ứng phó sự cố bom mìn vật nổ và hỗ trợ y tế; Trang thiết bị, dụng cụ và trang bị bảo hộ chuyên ngành; Cấu tạo, đặc tính kỹ thuật, nguyên lý hoạt động của các loại bom, mìn, đạn dược và vật liệu nổ; Quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình, định mức trong điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ; Quản lý chất lượng, quản lý an toàn và quản lý thông tin trong điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ.
- Nội dung đào tạo, huấn luyện đối với kỹ thuật viên:
+ Quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh; Nhận diện nguy cơ, yếu tố nguy hiểm, đánh giá rủi ro về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai trong hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ; Ứng phó sự cố bom mìn vật nổ và hỗ trợ y tế; Cấu tạo, đặc tính kỹ thuật, nguyên lý hoạt động của trang thiết bị, dụng cụ, yêu cầu an toàn và phương pháp sử dụng trong điều tra khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ;
+ Sử dụng, bảo quản trang bị bảo hộ chuyên ngành; Cấu tạo, đặc tính kỹ thuật, nguyên lý hoạt động và yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với bom mìn, đạn dược, vật liệu nổ; Quy trình điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ và thực hành tiêu hủy bom đạn.
Quy định về nội dung đào tạo, huấn luyện điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ như thế nào? (Hình từ Internet)
Hình thức đào tạo, huấn luyện điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 27 Thông tư 195/2019/TT-BQP quy định về hình thức đào tạo, huấn luyện điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh như sau:
1. Hình thức đào tạo, huấn luyện
a) Đào tạo cơ bản
- Là hình thức đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo cho những người bắt đầu tham gia hoạt động điều tra khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ, những người chưa có chứng chỉ đào tạo phù hợp hoặc chứng chỉ đào tạo đã quá thời hạn;
- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức được cấp có thẩm quyền cho phép mới được áp dụng hình thức đào tạo cơ bản và phải tổ chức đào tạo tập trung;
- Thời gian đào tạo tối thiểu 03 tháng.
b) Tập huấn chuyên môn
Là hình thức huấn luyện định kỳ hoặc đột xuất nhằm bổ sung kiến thức, kỹ năng về quản lý, công nghệ, kỹ thuật điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ.
c) Huấn luyện bổ sung
- Là hình thức huấn luyện do các tổ chức, đơn vị thi công điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ thực hiện nhằm ôn tập, bổ sung kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ;
- Các tổ chức, đơn vị điều tra khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ phải tổ chức huấn luyện bổ sung cho lực lượng trực tiếp tham gia trước khi triển khai dự án.
Hình thức đào tạo, huấn luyện điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh sẽ gồm 3 giai đoạn là đào tạo cơ bản, tập huấn chuyên môn và huấn luyện bổ sung.
Chương trình đào tạo, huấn luyện điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 27 Thông tư 195/2019/TT-BQP quy định về chương trình đào tạo, huấn luyện điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh như như sau:
2. Chương trình đào tạo, huấn luyện
a) Các cơ sở được phép đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo căn cứ đối tượng, nội dung, cấp độ đào tạo huấn luyện để xây dựng chương trình đào tạo, huấn luyện trình Bộ Tư lệnh Công binh phê duyệt để thống nhất quản lý chương trình đào tạo, huấn luyện đội trưởng, tư vấn giám sát, kỹ thuật viên điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ;
b) Các tổ chức, đơn vị điều tra khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ căn cứ năng lực, trình độ của cán bộ, nhân viên, trang thiết bị và tình hình thực tế tại các dự án, hạng mục, nhiệm vụ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ để xây dựng chương trình huấn luyện bổ sung cho phù hợp;
c) VNMAC, các tổ chức khắc phục bom mìn trong nước và quốc tế tiến hành xây dựng kế hoạch, chương trình tập huấn nâng cao năng lực, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật, giới thiệu công nghệ, trang thiết bị mới cho các đối tượng theo định kỳ. Thời gian tối thiểu cho 01 (một) đợt tập huấn là 40 giờ học tập.
Các cơ sở được phép đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo căn cứ đối tượng, nội dung, cấp độ đào tạo huấn luyện để xây dựng chương trình đào tạo, huấn luyện trình Bộ Tư lệnh Công binh phê duyệt để thống nhất quản lý chương trình đào tạo, huấn luyện đội trưởng, tư vấn giám sát, kỹ thuật viên điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ; Các tổ chức, đơn vị điều tra khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ căn cứ năng lực, trình độ của cán bộ, nhân viên, trang thiết bị và tình hình thực tế tại các dự án, hạng mục, nhiệm vụ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ để xây dựng chương trình huấn luyện bổ sung cho phù hợp;
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?