Quy định về phương thức cung cấp thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh như thế nào?
Phương thức cung cấp thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh là gì?
Tại Điều 23 Thông tư 195/2019/TT-BQP quy định về phương thức cung cấp thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh như sau:
Phương thức cung cấp thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ
1. Phương thức cung cấp thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ
a) Thông qua các hội nghị, hội thảo về khắc phục hậu quả bom mìn trong nước và nước ngoài;
b) Báo cáo, thông cáo báo chí của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền;
c) Thông tin trên cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước và trang thông tin điện tử VNMAC;
d) Thông qua các ấn phẩm, xuất bản phẩm;
đ) Các phương thức hoạt động thông tin khác theo quy định của pháp luật,
2. Các tổ chức, đơn vị khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh ở Việt Nam có quyền được cung cấp thông tin, được kết nối, sử dụng cơ sở dữ liệu thông tin khắc phục hậu quả bom mìn quốc gia khi thực hiện đúng chế độ cập nhật, báo cáo, chia sẻ thông tin theo quy định.
Phương thức cung cấp thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ:
Thông qua các hội nghị, hội thảo về khắc phục hậu quả bom mìn trong nước và nước ngoài; Báo cáo, thông cáo báo chí của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền; Thông tin trên cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước và trang thông tin điện tử VNMAC; Thông qua các ấn phẩm, xuất bản phẩm; Các phương thức hoạt động thông tin khác theo quy định của pháp luật.
Quy định về phương thức cung cấp thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh như thế nào? (Hình từ Internet)
Sử dụng thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh như thế nào?
Tại Điều 24 Thông tư 195/2019/TT-BQP quy định về sử dụng thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh như sau:
Sử dụng thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được sử dụng rộng rãi trừ các tài liệu thuộc Điểm c Khoản 2 Điều 31 Nghị định 18/2019/NĐ-CP, tài liệu thuộc danh mục thông tin hạn chế sử dụng và các tài liệu mật theo quy định của pháp luật.
2. Người sử dụng thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ phải có Giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu; trường hợp sử dụng để phục vụ công tác thì phải có giấy giới thiệu hoặc công văn đề nghị của cơ quan, tổ chức nơi công tác.
3. Những hành vi nghiêm cấm trong sử dụng thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ
a) Chiếm đoạt, làm hư hỏng, làm mất hoặc phá hủy trái phép;
b) Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung của thông tin;
c) Mua bán, chuyển giao trái phép thông tin;
d) Sử dụng thông tin vào mục đích xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được sử dụng rộng rãi, tài liệu thuộc danh mục thông tin hạn chế sử dụng và các tài liệu mật theo quy định. Người sử dụng thông tin phải có Giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu; trường hợp sử dụng để phục vụ công tác thì phải có giấy giới thiệu hoặc công văn đề nghị của cơ quan, tổ chức nơi công tác.
Những hành vi nghiêm cấm là: Chiếm đoạt, làm hư hỏng, làm mất hoặc phá hủy trái phép; Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung của thông tin; Mua bán, chuyển giao trái phép thông tin; Sử dụng thông tin vào mục đích xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Yêu cầu trình độ chuyên môn trong hoạt động điều tra khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh là gì?
Tại Điều 25 Thông tư 195/2019/TT-BQP quy định về yêu cầu trình độ chuyên môn trong hoạt động điều tra khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh như sau:
Yêu cầu trình độ chuyên môn trong hoạt động điều tra khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ
1. Đội trưởng điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ
a) Có đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định về khám sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự;
b) Có trình độ kỹ thuật điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ tương đương kỹ thuật viên cấp 2 theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
c) Được đào tạo chương trình đội trưởng điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ tại các cơ sở đào tạo trong nước hoặc nước ngoài và được cấp chứng chỉ;
d) Có kinh nghiệm hoạt động trực tiếp ít nhất 02 năm trong lĩnh vực điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ.
2. Kỹ thuật viên điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ
a) Kỹ thuật viên điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ được xếp thành 04 cấp, bao gồm: Kỹ thuật viên cấp 1, Kỹ thuật viên cấp 2, Kỹ thuật viên cấp 3, Kỹ thuật viên cấp 4;
b) Kỹ thuật viên điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ phải có đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định về khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; có trình độ kỹ thuật chuyên môn phù hợp với từng cấp kỹ thuật theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này và đã được đào tạo, huấn luyện, cấp chứng chỉ chuyên ngành điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ.
3. Giám sát viên điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ
a) Đã được đào tạo chương trình đội trưởng điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ tại các cơ sở đào tạo trong nước hoặc nước ngoài và được cấp chứng chỉ;
b) Có chứng chỉ quản lý chất lượng về điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ;
c) Có kinh nghiệm hoạt động trực tiếp ít nhất 01 năm trong lĩnh vực điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ.
- Đội trưởng điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ có đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định về khám sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự; Có trình độ kỹ thuật điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ tương đương kỹ thuật viên cấp 2; Được đào tạo chương trình đội trưởng điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ tại các cơ sở đào tạo trong nước hoặc nước ngoài và được cấp chứng chỉ; Có kinh nghiệm hoạt động trực tiếp ít nhất 02 năm trong lĩnh vực điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ.
- Kỹ thuật viên điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ phải có đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định về khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; có trình độ kỹ thuật chuyên môn phù hợp với từng cấp kỹ thuật và đã được đào tạo, huấn luyện, cấp chứng chỉ chuyên ngành điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ.
- Giám sát viên điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ phải dượcd đào tạo chương trình đội trưởng điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ tại các cơ sở đào tạo trong nước hoặc nước ngoài và được cấp chứng chỉ; Có chứng chỉ quản lý chất lượng và có kinh nghiệm hoạt động trực tiếp ít nhất 01 năm về điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?