Quy định về nội dung quản lý an toàn trong điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ như thế nào?
Nội dung quản lý an toàn trong điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ là gì?
Tại Điều 17 Thông tư 195/2019/TT-BQP quy định về nội dung quản lý an toàn trong điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ như sau:
Nội dung quản lý an toàn trong điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ
1. Quản lý an toàn là hoạt động của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm nhằm phòng, tránh hoặc ngăn ngừa mọi tình huống dẫn đến mất an toàn đối với con người, trang bị và công trình trong quá trình điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ.
2. Chủ đầu tư và các tổ chức, đơn vị điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ phải tuân thủ các nội dung về an toàn được quy định tại các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sau đây:
a) Quy chuẩn QCVN 02:2008/BCT về vận chuyển, bảo quản, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 51/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Công thương;
b) Quy chuẩn QCVN 0T2012/BQP về rà phá bom mìn vật nổ ban hành kèm theo Thông tư số 121/2012/TT-BQP ngày 12/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
c) Quy chuẩn QCVN 02:2016/BQP về hủy đốt thuốc phóng đạn dược ban hành kèm theo Thông tư số 109/2016/TT-BQP ngày 05/08/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Quản lý an toàn là hoạt động của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm nhằm phòng, tránh hoặc ngăn ngừa mọi tình huống dẫn đến mất an toàn đối với con người, trang bị và công trình trong quá trình điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ. Chủ đầu tư và các tổ chức, đơn vị điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ phải tuân thủ các nội dung về an toàn tại các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Quy định về nội dung quản lý an toàn trong điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ như thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm trong quản lý an toàn điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ như thế nào?
Tại Điều 18 Thông tư 195/2019/TT-BQP quy định về trách nhiệm trong quản lý an toàn điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ như sau:
Trách nhiệm trong quản lý an toàn điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ
1. Chủ đầu tư, tổ chức, đơn vị điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ
a) Thiết lập các biện pháp an toàn và phương án ứng phó sự cố cho nhân viên và người tham gia, thiết bị, phương tiện thi công phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10299-5:2014 Phần 5: Công tác an toàn trong hoạt động rà phá bom mìn, vật nổ ban hành kèm theo Quyết định số 441/QĐ-BKHCN ngày 17/3/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Các biện pháp an toàn và nội quy về an toàn phải được thông tin công khai tại khu vực thi công để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn;
b) Tổ chức hướng dẫn, phổ biến, huấn luyện các quy định về an toàn lao động cho nhân viên và những người liên quan;
c) Bảo đảm đầy đủ trang thiết bị bảo vệ cá nhân, an toàn lao động cho nhân viên và những người liên quan khi hoạt động trên hiện trường;
d) Bố trí cán bộ, nhân viên làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, Người làm công tác chuyên trách về an toàn lao động phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật;
đ) Tổ chức, hướng dẫn và lập danh sách đoàn kiểm tra, khách tham quan và những người ra vào khu vực thi công;
e) Tổ chức kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi xảy ra sự cố mất an toàn, tai nạn bom mìn vật nổ phải tạm dừng hoặc đình chỉ thi công đến khi khắc phục xong mới tiếp tục thi công.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ và các cơ quan chức năng có liên quan
a) Có trách nhiệm kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác quản lý an toàn lao động trên công trường của chủ đầu tư và các tổ chức, đơn vị điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ theo phân cấp quản lý;
b) Thực hiện việc thanh tra, điều tra, xử lý khi xảy ra sự cố bom mìn vật nổ theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10299-9:2014 Phần 9: Điều tra sự cố bom mìn, vật nổ ban hành kèm theo Quyết định số 441/QĐ-BKHCN ngày 17/3/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Trách nhiệm trong quản lý an toàn điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ thuộc Chủ đầu tư, tổ chức, đơn vị điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ và cơ quan quản lý nhà nước về khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ và các cơ quan chức năng có liên quan.
Quản lý và khai thác, sử dụng thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh thế nào?
Tại Điều 19 Thông tư 195/2019/TT-BQP quy định về quản lý và khai thác, sử dụng thông tin khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh như sau:
1. Quản lý thông tin là việc thu thập, xử lý, phân tích, lưu trữ và sử dụng các thông tin, dữ liệu liên quan đến hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh để phục vụ phát triển kinh tế xã hội và an toàn của nhân dân.
2. Người sử dụng thông tin, dữ liệu về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh là các cơ quan Nhà nước, các chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế có nhu cầu sử dụng nhằm mục đích phục vụ cho các hoạt động quản lý và thực hiện khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam.
Quản lý thông tin là việc thu thập, xử lý, phân tích, lưu trữ và sử dụng các thông tin, dữ liệu liên quan đến hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh để phục vụ phát triển kinh tế xã hội và an toàn của nhân dân. Người sử dụng thông tin, dữ liệu là các cơ quan Nhà nước, các chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế có nhu cầu sử dụng nhằm mục đích phục vụ cho các hoạt động quản lý và thực hiện khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?