Quy định về kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách bị từ chối nhập cảnh?
Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách bị từ chối nhập cảnh như thế nào?
Căn cứ Điều 57 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 41/2020/TT-BGTVT quy định việc kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách bị từ chối nhập cảnh như sau:
Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách bị từ chối nhập cảnh
1. Hãng hàng không phải chịu trách nhiệm về hành khách do hãng chuyên chở bị Việt Nam từ chối nhập cảnh và có nghĩa vụ sau:
a) Chuyên chở hành khách rời khỏi Việt Nam trong thời gian sớm nhất;
b) Phối hợp với công an cửa khẩu tạm giữ giấy tờ về nhân thân của hành khách và làm thủ tục để có các giấy tờ khác do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp nhằm mục đích vận chuyển hành khách đó rời khỏi Việt Nam nếu hành khách không có giấy tờ về nhân thân hợp lệ;
c) Thông báo cho công an cửa khẩu, Cảng vụ hàng không danh sách hành khách, thời gian, địa điểm quản lý hành khách bị từ chối nhập cảnh và chuyến bay chuyên chở hành khách rời khỏi Việt Nam;
d) Tiếp nhận giấy tờ về nhân thân hoặc các giấy tờ khác do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cung cấp và chỉ giao lại giấy tờ nêu trên khi hành khách đã được bàn giao cho nhà chức trách có thẩm quyền của quốc gia nơi tàu bay đến.
2. Trường hợp hãng hàng không chuyên chở hành khách bị từ chối nhập cảnh tại nước ngoài về Việt Nam, hãng hàng không có trách nhiệm phối hợp với nhà chức trách có thẩm quyền của nước sở tại để có giấy tờ về nhân thân của hành khách đó hoặc các giấy tờ khác do nhà chức trách có thẩm quyền của nước sở tại cấp nhằm mục đích vận chuyển hành khách.
3. Trường hợp hành khách bị từ chối nhập cảnh được quản lý, giám sát tại cảng hàng không, sân bay, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không quản lý, giám sát hành khách bị từ chối nhập cảnh. Trường hợp hành khách bị từ chối nhập cảnh không tự nguyện về nước, hãng hàng không phải bố trí nhân viên an ninh áp giải trên chuyến bay, tối thiểu 01 nhân viên áp giải 01 hành khách.
4. Hãng hàng không chịu mọi chi phí liên quan đến hành khách bị từ chối nhập cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này.
5. Đại diện hãng hàng không phải thông báo cho người chỉ huy tàu bay vị trí ngồi của hành khách bị từ chối nhập cảnh và người áp giải cùng với công cụ hỗ trợ mang theo. Người chỉ huy tàu bay thông báo cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay hoặc nhà chức trách nước ngoài nơi tàu bay dự định hạ cánh về các yêu cầu trợ giúp cần thiết.
6. Trường hợp hành khách mang quốc tịch nước ngoài đã nhập cảnh Việt Nam, sau đó xuất cảnh để đi nước thứ ba nhưng bị từ chối nhập cảnh và buộc trở lại Việt Nam, hãng hàng không chịu trách nhiệm vận chuyển hành khách này trở lại Việt Nam, bàn giao cho Công an cửa khẩu và hãng hàng không phối hợp với Công an cửa khẩu xác minh hành trình, thông tin nhân thân, quốc tịch của hành khách để cơ quan chức năng có biện pháp xử lý.
Trường hợp hãng hàng không chuyên chở hành khách bị từ chối nhập cảnh tại nước ngoài về Việt Nam, hãng hàng không có trách nhiệm phối hợp với nhà chức trách có thẩm quyền của nước sở tại để có giấy tờ về nhân thân của hành khách đó hoặc các giấy tờ khác do nhà chức trách có thẩm quyền của nước sở tại cấp nhằm mục đích vận chuyển hành khách.
Trường hợp hành khách bị từ chối nhập cảnh được quản lý, giám sát tại cảng hàng không, sân bay, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không quản lý, giám sát hành khách bị từ chối nhập cảnh. Trường hợp hành khách bị từ chối nhập cảnh không tự nguyện về nước, hãng hàng không phải bố trí nhân viên an ninh áp giải trên chuyến bay, tối thiểu 01 nhân viên áp giải 01 hành khách. Hãng hàng không chịu mọi chi phí liên quan đến hành khách bị từ chối nhập cảnh
Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách bị từ chối nhập cảnh như thế nào? (Hình từ Internet)
Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách là bị can, bị cáo, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ, người bị bắt theo quyết định truy nã như thế nào?
Căn cứ Điều 56 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT quy định việc kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách là bị can, bị cáo, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ, người bị bắt theo quyết định truy nã như sau:
Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách là bị can, bị cáo, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ, người bị bắt theo quyết định truy nã
1. Khi làm thủ tục hàng không, người áp giải phải xuất trình lệnh hoặc quyết định áp giải của cơ quan có thẩm quyền.
2. Đại diện hãng hàng không phối hợp với người áp giải đánh giá nguy cơ trong việc vận chuyển hành khách bị áp giải và quyết định các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn phù hợp; thông báo cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không và Cảng vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay nơi đi.
3. Người áp giải và người bị áp giải có thể được bố trí kiểm tra an ninh hàng không tại khu vực riêng. Người bị áp giải và hành lý, vật dụng của họ phải được kiểm tra trực quan.
4. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không phối hợp với người áp giải quản lý, giám sát chặt chẽ trong quá trình đưa người bị áp giải lên, xuống tàu bay.
5. Đại diện hãng hàng không phải thông báo cho người chỉ huy tàu bay vị trí ngồi của hành khách là bị can, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ và người áp giải cùng với công cụ hỗ trợ họ mang theo. Người chỉ huy tàu bay thông báo cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không nơi tàu bay dự định hạ cánh về các yêu cầu trợ giúp cần thiết nếu có.
Đại diện hãng hàng không phối hợp với người áp giải đánh giá nguy cơ trong việc vận chuyển hành khách bị áp giải và quyết định các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn phù hợp; thông báo cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không và Cảng vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay nơi đi. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không phối hợp với người áp giải quản lý, giám sát chặt chẽ trong quá trình đưa người bị áp giải lên, xuống tàu bay.
Đại diện hãng hàng không phải thông báo cho người chỉ huy tàu bay vị trí ngồi của hành khách là bị can, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ và người áp giải cùng với công cụ hỗ trợ họ mang theo. Người chỉ huy tàu bay thông báo cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không nơi tàu bay dự định hạ cánh về các yêu cầu trợ giúp cần thiết nếu có.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về An ninh hàng không có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?