Quy định về kiểm tra, giám sát an ninh đối với hàng hóa, bưu gửi tại cơ sở nằm ngoài cảng hàng không?
Kiểm tra, giám sát an ninh đối với hàng hóa, bưu gửi tại cơ sở nằm ngoài cảng hàng không như thế nào?
Tại Điều 51 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT có quy định về kiểm tra, giám sát an ninh đối với hàng hóa, bưu gửi tại cơ sở nằm ngoài cảng hàng không như sau:
Kiểm tra, giám sát an ninh đối với hàng hóa, bưu gửi tại cơ sở nằm ngoài cảng hàng không
1. Chỉ những cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi có lưu lượng hàng hóa, bưu gửi lớn vận chuyển bằng đường hàng không đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất, con người để bảo đảm an ninh hàng không, có quy chế an ninh hàng không được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt mới được thiết lập điểm kiểm tra an ninh hàng không đối với hàng hóa, bưu gửi tại cơ sở nằm ngoài cảng hàng không.
2. Trên cơ sở bảo đảm an ninh hàng không và lợi ích của các bên liên quan, Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không cho doanh nghiệp phù hợp thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hàng hóa, bưu gửi tại cơ sở nằm ngoài cảng hàng không.
3. Doanh nghiệp chủ quản cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh, bảo vệ cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi theo quy chế an ninh hàng không được phê duyệt; thực hiện các biện pháp kiểm soát, giám sát an ninh hàng không thích hợp đối với hàng hóa, bưu gửi khi tiếp nhận, lưu giữ, vận chuyển hàng hóa, bưu gửi sau kiểm tra an ninh hàng không đến cảng hàng không, sân bay.
4. Cục Hàng không Việt Nam ban hành quy định cụ thể các biện pháp, quy trình, thủ tục kiểm soát an ninh hàng không đối với hàng hóa, bưu gửi trong toàn bộ chuỗi cung ứng vận chuyển bằng đường hàng không phù hợp với bản chất của từng loại hàng hóa, bưu gửi. Các doanh nghiệp liên quan đến vận chuyển hàng hóa, bưu gửi bằng đường hàng không phải thực hiện các biện pháp, quy trình, thủ tục kiểm soát an ninh hàng không do Cục Hàng không Việt Nam ban hành nhằm loại trừ việc vận chuyển vật phẩm nguy hiểm trái phép.
Trên cơ sở bảo đảm an ninh hàng không và lợi ích của các bên liên quan, Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không cho doanh nghiệp phù hợp thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hàng hóa, bưu gửi tại cơ sở nằm ngoài cảng hàng không. Cục Hàng không Việt Nam ban hành quy định cụ thể các biện pháp, quy trình, thủ tục kiểm soát an ninh hàng không đối với hàng hóa, bưu gửi trong toàn bộ chuỗi cung ứng vận chuyển bằng đường hàng không phù hợp với bản chất của từng loại hàng hóa, bưu gửi.
Kiểm tra, giám sát an ninh đối với hàng hóa, bưu gửi tại cơ sở nằm ngoài cảng hàng không như thế nào? (Hình từ Internet)
Kiểm tra an ninh hàng không đối với vật phẩm đặc biệt như thế nào?
Tại Điều 52 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT có quy định về kiểm tra an ninh hàng không đối với vật phẩm đặc biệt như sau:
Kiểm tra an ninh hàng không đối với vật phẩm đặc biệt
1. Miễn soi chiếu tia X và kiểm tra trực quan đối với thi thể người vận chuyển bằng tàu bay được đặt trong hòm kẽm gắn kín. Quá trình đóng gói và niêm phong hòm kẽm phải được cơ quan y tế có thẩm quyền giám sát. Hòm kẽm phải còn nguyên niêm phong và có văn bản xác nhận của cơ quan y tế giám sát kèm theo giấy chứng tử.
2. Miễn soi chiếu tia X và kiểm tra trực quan đối với các sản phẩm làm từ máu, bộ phận nội tạng dùng cho việc cấy ghép, vắc-xin, các loại dược phẩm phải duy trì đóng gói kín. Bao bì phải có niêm phong, kèm theo văn bản xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
3. Miễn soi chiếu tia X và kiểm tra trực quan đối với những hàng hóa nguy hiểm mà việc soi chiếu hoặc kiểm tra trực quan sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không như các vật liệu cho nghiên cứu hạt nhân, vật liệu phóng xạ. Bao bì phải có niêm phong, kèm theo văn bản xác nhận tình trạng đóng gói an toàn, văn bản đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Đối với hài cốt, tro cốt, việc kiểm tra an ninh hàng không được thực hiện như đối với hàng hóa, hành lý thông thường, trừ trường hợp có đề nghị miễn soi chiếu tia X của cơ quan nhà nước có liên quan, cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài và phải được người đứng đầu bộ phận kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay chấp nhận.
5. Đối với động vật sống, vật phẩm dễ bị hỏng không thể kiểm tra bằng soi chiếu tia X thì phải kiểm tra trực quan hoặc biện pháp khác thích hợp.
6. Vận chuyển hàng nguy hiểm phải tuân thủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không. Hàng nguy hiểm phải được đóng gói, dán nhãn đúng quy định và khai báo trước khi chấp nhận để vận chuyển. Hãng hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra, xác định sự tuân thủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không trước khi chấp nhận vận chuyển hàng nguy hiểm. Khi kiểm tra an ninh hàng không phát hiện hàng nguy hiểm, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phải thông báo cho hãng vận chuyển xem xét quyết định.
7. Việc mang theo trang thiết bị y tế là vật phẩm nguy hiểm theo người lên tàu bay để chăm sóc bệnh nhân và đối tượng cảnh vệ phải được đề nghị bằng văn bản, được sự đồng ý của đại diện hãng hàng không và người đứng đầu bộ phận kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay.
8. Các vật phẩm đặc biệt nêu tại các khoản 1, 2, 4, 5 và 7 của Điều này phải được kiểm tra bằng dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ.
9. Quy trình kiểm tra an ninh đối với vật phẩm đặc biệt phải được quy định chi tiết trong quy chế an ninh hàng không của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.
Miễn soi chiếu tia X và kiểm tra trực quan đối với thi thể người vận chuyển bằng tàu bay được đặt trong hòm kẽm gắn kín. Miễn soi chiếu tia X và kiểm tra trực quan đối với các sản phẩm làm từ máu, bộ phận nội tạng dùng cho việc cấy ghép, vắc-xin, các loại dược phẩm phải duy trì đóng gói kín. Miễn soi chiếu tia X và kiểm tra trực quan đối với những hàng hóa nguy hiểm mà việc soi chiếu hoặc kiểm tra trực quan sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không như các vật liệu cho nghiên cứu hạt nhân, vật liệu phóng xạ.
Đối với hài cốt, tro cốt, việc kiểm tra an ninh hàng không được thực hiện như đối với hàng hóa, hành lý thông thường, trừ trường hợp có đề nghị miễn soi chiếu tia X của cơ quan nhà nước có liên quan, cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài và phải được người đứng đầu bộ phận kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay chấp nhận.
Đối với động vật sống, vật phẩm dễ bị hỏng không thể kiểm tra bằng soi chiếu tia X thì phải kiểm tra trực quan hoặc biện pháp khác thích hợp. Vận chuyển hàng nguy hiểm phải tuân thủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không.
Việc mang theo trang thiết bị y tế là vật phẩm nguy hiểm theo người lên tàu bay để chăm sóc bệnh nhân và đối tượng cảnh vệ phải được đề nghị bằng văn bản, được sự đồng ý của đại diện hãng hàng không và người đứng đầu bộ phận kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Mẫu giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ từ ngày 01/01/2025?
- Chi tiết 02 đợt tăng lương hưu theo Nghị định 75?
- Không xây dựng phương án chữa cháy bị xử phạt bao nhiêu tiền?