Ai có trách nhiệm bảo vệ, lưu trữ thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập?
- Trách nhiệm bảo vệ, lưu trữ thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập thuộc về ai?
- Khai thác, cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập như thế nào?
- Xử lý hành vi vi phạm đối với người có chức vụ, quyền hạn kê khai tài sản, thu nhập được quy định như thế nào?
Trách nhiệm bảo vệ, lưu trữ thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập thuộc về ai?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 130/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm bảo vệ, lưu trữ thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập như sau:
Trách nhiệm bảo vệ, lưu trữ thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập
1. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm:
a) Xây dựng và vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập;
b) Tổ chức bộ máy và cán bộ chuyên trách vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
c) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập;
d) Thực hiện các biện pháp sao lưu, dự phòng để bảo đảm khả năng khắc phục sự cố, phục hồi dữ liệu;
d) Thực hiện các biện pháp bảo trì, bảo dưỡng để bảo đảm Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập hoạt động thường xuyên, ổn định.
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hướng dẫn, phối hợp với Thanh tra Chính phủ trong việc bảo vệ, lưu trữ thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập.
Trách nhiệm bảo vệ, lưu trữ thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập thuộc về Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ai có trách nhiệm bảo vệ, lưu trữ thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập? (Hình từ Internet)
Khai thác, cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập như thế nào?
Theo Điều 19 Nghị định 130/2020/NĐ-CP quy định về khai thác, cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập như sau:
Khai thác, cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập
1. Thanh tra Chính phủ và các Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập khác cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia và các cơ quan, tổ chức khác theo quy định tại các điểm d, c, g, h và i khoản 1 Điều 42 của Luật Phòng, chống tham nhũng.
2. Thanh tra Chính phủ và các Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập khác cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị phụ trách công tác tổ chức cán bộ, kiểm tra có thẩm quyền của Đảng, Quốc hội, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội.
3. Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập theo yêu cầu của Cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân.
4. Việc cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập đối với người chịu sự kiểm soát của nhiều Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập được thực hiện theo Quy chế phối hợp quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định này.
+ Thanh tra Chính phủ và các Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập khác cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia và các cơ quan, tổ chức khác theo quy định; cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị phụ trách công tác tổ chức cán bộ, kiểm tra có thẩm quyền của Đảng, Quốc hội, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội.
+ Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập theo yêu cầu của Cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân.
Xử lý hành vi vi phạm đối với người có chức vụ, quyền hạn kê khai tài sản, thu nhập được quy định như thế nào?
Tại Điều 20 Nghị định 130/2020/NĐ-CP quy định về xử lý hành vi vi phạm đối với người có chức vụ, quyền hạn kê khai tài sản, thu nhập như sau:
Xử lý hành vi vi phạm đối với người kê khai
1. Người có nghĩa vụ kê khai mà kê khai không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý theo quy định tại Điều 51 của Luật Phòng, chống tham nhũng.
2. Người có nghĩa vụ kê khai mà tẩu tán, che dấu tài sản, thu nhập, cản trở hoạt động kiểm soát tài sản, thu nhập, không nộp bản kê khai sau 02 lần được đôn đốc bằng văn bản thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý bằng một trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, bãi nhiệm, buộc thôi việc, giáng cấp bậc quân hàm, giáng cấp bậc hàm.
Người có nghĩa vụ kê khai mà tẩu tán, che dấu tài sản, thu nhập, cản trở hoạt động kiểm soát tài sản, thu nhập, không nộp bản kê khai sau 02 lần được đôn đốc bằng văn bản thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý bằng một trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, bãi nhiệm, buộc thôi việc, giáng cấp bậc quân hàm, giáng cấp bậc hàm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?