Có quyền đặt ống dẫn nước tưới qua đất của người khác hay không?

Đặt ống dẫn nước tưới trên đất liền kề có vi phạm pháp luật hay không? Hàng xóm có được quyền đòi tiền để mở lối đi chung trên đất của nhà nước? Muốn xác định lại ranh giới đất với thửa đất liền kề phải làm thế nào?

Đặt ống dẫn nước tưới trên đất liền kề có vi phạm pháp luật hay không?

Căn cứ Điều 253 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác như sau:

Người có quyền sử dụng đất canh tác khi có nhu cầu về tưới nước, tiêu nước, có quyền yêu cầu những người sử dụng đất xung quanh để cho mình một lối dẫn nước thích hợp, thuận tiện cho việc tưới, tiêu; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó; nếu người sử dụng lối dẫn nước gây thiệt hại cho người sử dụng đất xung quanh thì phải bồi thường.

Trong trường hợp này bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu những người sử dụng đất xung quanh cho phép bạn đặt ống dẫn nước về đất của bạn để phục vụ tưới tiêu canh tác. Tuy nhiên, nếu trong quá trình đặt ống nước bạn gây thiệt hại cho người sử dụng đất bên cạnh thì sẽ phải bồi thường.

Có quyền đặt ống dẫn nước tưới qua đất của người khác hay không? (Hình từ Internet)

Hàng xóm có được quyền đòi tiền để mở lối đi chung trên đất của nhà nước?

Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 quy định quyền về lối đi qua:

Quyền về lối đi qua:
1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Nếu đất làm lối đi chung thuộc sở hữu của ông T thì khi sử dụng lối đi chung đó bạn có nghĩa vụ đền bù cho họ. Tuy nhiên, nếu đất này của nhà nước thì ông T không có quyền đòi bạn 150 triệu đồng. Nếu có tranh chấp bạn có thể khiếu nại đến chủ tịch UBND cấp xã nơi có đất.

Muốn xác định lại ranh giới đất với thửa đất liền kề phải làm thế nào?

Theo Bộ luật dân sự 2015 thì đất đai được xem là một trong các loại bất động sản. Ranh giới giữa các thửa đất liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp. Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.

Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác. Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Mặt khác, theo Luật đất đai 2013 thì người sử dụng đất có nghĩa vụ phải sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Do đó: Trường hợp thửa đất của gia đình bạn liền kề với thửa đất của người hàng xóm thì gia đình bạn và người hàng xóm phải có nghĩa vụ sử dụng đất đúng ranh giới thửa đất được xác định theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ranh giới đất đã được cơ quan nhà nước đo đạc, xác nhận theo quy định của pháp luật về quản lý đất đai.

Mặt khác, theo Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà có nhu cầu xác định lại diện tích đất ở của mình thì có thể liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được giải quyết. Trình tự, thủ tục xác định lại diện tích đất ở được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ
Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị xác định lại diện tích đất ở cho Văn phòng đăng ký đất đai.
Hồ sơ bao gồm:
– Đơn xin xác nhận việc trích đo đạc lại đất để cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Đơn đề nghị xác định lại diện tích đất ở;
– Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã đã được cấp.
Bước 2: Giải quyết hồ sơ
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận trước đây, nếu đủ điều kiện xác định lại diện tích đất ở thì trình cơ quan có thẩm quyền để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; cập nhật, chỉnh lý biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Đối với trường hợp bạn muốn xây hàng rào ngăn phần đất của bạn với phần đất của hàng xóm cũng như để cho khu đất có thẩm mỹ hơn nhưng nhà hàng xóm không đồng ý. Bây giờ bạn muốn đi xin đo đạc lại ranh giới thửa đất của nhà bạn với nhà hàng xóm để tự xây tường rào trên phần đất của mình luôn thì bạn cần phải nộp hồ sơ đề nghị xác định lại diện tích đất ở cho Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất để được giải quyết theo thẩm quyền.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quyền sử dụng đất
Tạ Thị Thanh Thảo
2,658 lượt xem
Quyền sử dụng đất
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quyền sử dụng đất
Hỏi đáp Pháp luật
Giá trị quyền sử dụng đất là gì? Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất không?
Hỏi đáp Pháp luật
04 loại giấy tờ khác về quyền sử dụng đất có trước 15/10/1993 tại TP HCM?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 thì hộ gia đình sử dụng đất là ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức xử phạt chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận cho tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng QSDĐ để thực hiện dự án đầu tư mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyền sử dụng đất có được thế chấp không? Đất có chung quyền sử dụng đất thì có được thế chấp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyền của cộng đồng dân cư sử dụng đất mới nhất theo Luật Đất đai 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng cho thuê lại quyền sử dụng đất có bắt buộc phải công chứng không theo Luật Đất đai 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp từ 01/8/2024 theo Nghị định 101?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quyền sử dụng đất có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào