Quy định về khai mạc phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính?
Khai mạc phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính được quy định như thế nào?
Việc khai mạc phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính đã được quy định cụ thể tại Điều 169 Luật tố tụng hành chính 2015.
Khai mạc phiên tòa
1. Chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
2. Thư ký phiên tòa báo cáo với Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và lý do vắng mặt.
3. Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và kiểm tra căn cước của đương sự.
4. Chủ tọa phiên tòa phổ biến quyền, nghĩa vụ của các đương sự và của những người tham gia tố tụng khác.
5. Chủ tọa phiên tòa giới thiệu họ, tên thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch.
6. Chủ tọa phiên tòa hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng, người phiên dịch xem họ có yêu cầu thay đổi ai không; hỏi những người có quyền về người giám định có vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này không.
7. Chủ tọa phiên tòa yêu cầu người làm chứng phải cam kết khai báo đúng sự thật, nếu khai không đúng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.
8. Chủ tọa phiên tòa yêu cầu người giám định, người phiên dịch cam kết cung cấp kết quả giám định chính xác, phiên dịch đúng nội dung cần phiên dịch.
Chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thư ký phiên tòa báo cáo với Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và lý do vắng mặt. Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và kiểm tra căn cước của đương sự.
+ Chủ tọa phiên tòa phổ biến quyền, nghĩa vụ của các đương sự và của những người tham gia tố tụng khác và giới thiệu họ, tên thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch.
+ Chủ tọa phiên tòa hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng, người phiên dịch xem họ có yêu cầu thay đổi ai không; hỏi những người có quyền về người giám định có vi phạm quy định không. Yêu cầu người làm chứng phải cam kết khai báo đúng sự thật, nếu khai không đúng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên. Yêu cầu người giám định, người phiên dịch cam kết cung cấp kết quả giám định chính xác, phiên dịch đúng nội dung cần phiên dịch.
Khai mạc phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Chuẩn bị khai mạc phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính như thế nào?
Chuẩn bị khai mạc phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính đã được quy định cụ thể tại Điều 167 Luật tố tụng hành chính 2015.
Chuẩn bị khai mạc phiên tòa
1. Phổ biến nội quy phiên tòa.
2. Kiểm tra, xác định sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án; nếu có người vắng mặt thì cần phải làm rõ lý do.
3. Ổn định trật tự trong phòng xử án.
4. Yêu cầu mọi người trong phòng xử án đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án.
Thư ký phiên tòa phải tiến hành các công việc sau đây: Phổ biến nội quy phiên tòa; Kiểm tra, xác định sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án; nếu có người vắng mặt thì cần phải làm rõ lý do; Ổn định trật tự trong phòng xử án; Yêu cầu mọi người trong phòng xử án đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án.
Biên bản phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính có nội dung gì?
Biên bản phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính đã được quy định cụ thể tại Điều 166 Luật tố tụng hành chính 2015.
Biên bản phiên tòa
1. Biên bản phiên tòa phải ghi đầy đủ các nội dung sau đây:
a) Các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 146 của Luật tố tụng hành chính 2015;
b) Mọi diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa;
c) Các câu hỏi, câu trả lời và phát biểu tại phiên tòa;
d) Các nội dung khác phải được ghi vào biên bản phiên tòa theo quy định của Luật này.
2. Ngoài việc ghi biên bản phiên tòa, Tòa án có thể thực hiện việc ghi âm, ghi hình về diễn biến phiên tòa.
3. Sau khi kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử phải kiểm tra biên bản; Chủ tọa phiên tòa và Thư ký phiên tòa ký vào biên bản.
4. Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có quyền được xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận.
Biên bản phiên tòa phải ghi đầy đủ các nội dung sau đây: Các nội dung quy định; Mọi diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa; Các câu hỏi, câu trả lời và phát biểu tại phiên tòa; Các nội dung khác phải được ghi vào biên bản phiên tòa theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?