Quy định về kiểm tra, giám sát người, phương tiện, đồ vật khi vào, ra và hoạt động tại khu vực hạn chế tại cảng hàng không?

Kiểm tra, giám sát an ninh đối với người, phương tiện, đồ vật khi vào, ra và hoạt động tại khu vực hạn chế tại cảng hàng không? Biển báo, chỉ dẫn tại khu vực công cộng của cảng hàng không, sân bay như thế nào?

Kiểm tra, giám sát an ninh đối với người, phương tiện, đồ vật khi vào, ra và hoạt động tại khu vực hạn chế tại cảng hàng không?

Tại Điều 36 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 41/2020/TT-BGTVT quy định về kiểm tra, giám sát an ninh đối với người, phương tiện, đồ vật khi vào, ra và hoạt động tại khu vực hạn chế mà không phải hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi và đồ vật đưa lên tàu bay như sau:

1. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát an ninh đối với người, phương tiện, đồ vật đưa vào, ra và hoạt động tại khu vực hạn chế.
2. Người, phương tiện, đồ vật đưa vào khu vực hạn chế ngoại trừ đối tượng quy định tại khoản 9 Điều này phải được kiểm tra an ninh hàng không các nội dung sau:
a) Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không;
b) Người, đồ vật mang theo người và giấy tờ cần thiết (nếu có);
c) Phương tiện và đồ vật trên phương tiện.
3. Người, phương tiện, đồ vật đưa ra ngoài khu vực hạn chế được lực lượng kiểm soát an ninh hàng không kiểm tra khi có biểu hiện nghi ngờ như: trộm cắp tài sản, buôn lậu và gian lận thương mại hoặc trong các trường hợp tăng cường bảo đảm an ninh hàng không hoặc theo chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Nội dung kiểm tra gồm:
a) Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không;
b) Người, đồ vật mang theo người và giấy tờ cần thiết (nếu có);
c) Phương tiện và đồ vật trên phương tiện.
4. Quy trình kiểm tra người như sau:
a) Kiểm tra thẻ kiểm soát an ninh hàng không, quan sát đối chiếu thực tế;
b) Kiểm tra người bằng cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay ở những nơi có cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay. Khi cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay báo động thì phải tiếp tục kiểm tra trực quan. Kiểm tra trực quan ngẫu nhiên tối thiểu 5% trong trường hợp cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay không có báo động. Việc kiểm tra trực quan bảo đảm tỷ lệ kiểm tra được phân đều, liên tục trong thời gian hoạt động của điểm kiểm tra an ninh trong ngày;
c) Kiểm tra trực quan tại những điểm không có cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay;
d) Thứ tự, động tác kiểm tra thẻ, quy trình kiểm tra trực quan, sử dụng thiết bị phát hiện kim loại cầm tay; quy trình kiểm tra bằng cổng từ được quy định cụ thể trong quy chế an ninh hàng không của đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không.
5. Quy trình kiểm tra đồ vật như sau:
a) Đưa đồ vật qua máy soi tia X ở những nơi có máy soi tia X. Khi qua máy soi tia X có nghi ngờ thì tiếp tục tiến hành kiểm tra trực quan;
b) Kiểm tra trực quan đồ vật tại những điểm không có máy soi tia X;
c) Thứ tự, động tác kiểm tra trực quan, kiểm tra bằng máy soi tia X được quy định cụ thể trong quy chế an ninh hàng không của đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không.
6. Quy trình kiểm tra phương tiện như sau:
a) Yêu cầu người điều khiển phương tiện và những người đi cùng rời khỏi phương tiện;
b) Kiểm tra giấy phép của phương tiện;
c) Quan sát, kiểm tra bên ngoài phương tiện;
d) Dùng gương soi kiểm tra gầm, bề mặt phía trên của phương tiện;
đ) Kiểm tra trực quan bên trong buồng lái của phương tiện;
e) Kiểm tra khoang chở người, hàng của phương tiện (trừ các trường hợp khoang chở hàng được niêm phong theo quy định);
g) Kiểm tra các niêm phong của phương tiện, hàng hóa chuyên chở trên phương tiện;
h) Thứ tự, động tác kiểm tra trực quan và sử dụng gương soi gầm, bề mặt phía trên của phương tiện được quy định cụ thể trong quy chế an ninh hàng không của đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không.
7. Quy định về việc kiểm soát đồ vật mang vào, ra khu vực hạn chế:
a) Tại điểm kiểm tra an ninh hàng không phải lưu giữ tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Thông tư này. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không kiểm tra đồ vật mang vào, ra khu vực hạn chế tại điểm kiểm tra an ninh hàng không và kiểm tra ngẫu nhiên, đột xuất khi có dấu hiệu bất thường;
b) Trường hợp người mang theo đồ vật nằm trong danh mục đồ vật phải đăng ký hoặc khai báo tại điểm kiểm tra an ninh hàng không, thường xuyên ra, vào khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay thì cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chủ quản có trách nhiệm cung cấp cho bộ phận kiểm soát an ninh hàng không danh sách nhân viên và đồ vật mang theo người thường xuyên vào, ra để đối chiếu, kiểm soát;
c) Trường hợp người ngoài danh sách quy định tại điểm b khoản này hoặc người có trong danh sách quy định tại điểm b khoản này nhưng mang đồ vật không có trong danh sách đăng ký hoặc đồ vật quá số lượng đăng ký khi đi qua điểm kiểm tra an ninh hàng không phải thực hiện kê khai đồ vật mang vào, ra theo mẫu tại Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Thông tư này. Việc vào, ra phải được thực hiện tại cùng một cửa. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không tại điểm kiểm tra an ninh hàng không phải thu tờ khai, đối chiếu với các đồ vật mang vào, ra và ghi nhận sự thay đổi về số lượng sử dụng trong khu vực hạn chế (nếu có);
d) Người khai thác cảng hàng không, sân bay quy định cụ thể danh mục và quy trình đăng ký, kiểm soát đồ vật vào, ra khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay;
đ) Sổ sách, tài liệu về việc kiểm soát đồ vật mang vào, ra khu vực hạn chế phải được quản lý và lưu giữ theo quy định về lưu trữ.
8. Quy trình kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với từng khu vực hạn chế cụ thể phải được mô tả chi tiết trong quy chế an ninh hàng không của đơn vị, doanh nghiệp.
9. Lực lượng công an cửa khẩu đang làm nhiệm vụ tại cảng hàng không, sân bay khi đi qua điểm kiểm tra an ninh hàng không không phải cởi áo khoác, mũ, giầy, dép, thắt lưng; người, tài liệu, phương tiện nghiệp vụ khi đi qua cổng từ không phải thực hiện kiểm tra trực quan. Nội dung kiểm tra gồm:
a) Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không;
b) Đồ vật mang theo, trừ quân phục, tài liệu và phương tiện nghiệp vụ;
c) Phương tiện di chuyển và đồ vật trên phương tiện.
10. Lãnh đạo công an cửa khẩu tại các cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm bảo đảm sỹ quan, chiến sỹ của đơn vị không mang vật phẩm nguy hiểm trái quy định vào khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay. Trường hợp sỹ quan, chiến sỹ công an cửa khẩu có biểu hiện bất thường, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không phải ngăn chặn sỹ quan, chiến sỹ công an đó vào khu vực hạn chế, đồng thời thông báo ngay cho lãnh đạo đơn vị công an cửa khẩu tại cảng hàng không, sân bay; chỉ đồng ý cho sỹ quan, chiến sỹ công an vào khu vực hạn chế khi có ý kiến chấp thuận của lãnh đạo công an cửa khẩu.

Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát an ninh đối với người, phương tiện, đồ vật đưa vào, ra và hoạt động tại khu vực hạn chế.

Quy định về kiểm tra, giám sát người, phương tiện, đồ vật khi vào, ra và hoạt động tại khu vực hạn chế tại cảng hàng không? (Hình từ Internet)

Biển báo, chỉ dẫn tại khu vực công cộng của cảng hàng không, sân bay như thế nào?

Căn cứ Điều 37 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT biển báo, chỉ dẫn tại khu vực công cộng của cảng hàng không, sân bay được quy định như sau:

Người khai thác cảng hàng không, sân bay chủ trì, phối hợp với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không và các cơ quan công an, giao thông phân luồng, tuyến và lắp đặt các loại biển báo, biển chỉ dẫn tại các trục đường giao thông công cộng nội cảng, bãi đỗ xe, khu vực đón tiễn dành cho hành khách và các khu vực công cộng khác thuộc trách nhiệm quản lý, khai thác của người khai thác cảng hàng không, sân bay.

Người khai thác cảng hàng không, sân bay chủ trì, phối hợp với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không và các cơ quan công an, giao thông phân luồng, tuyến và lắp đặt các loại biển báo, biển chỉ dẫn tại các trục đường giao thông công cộng nội cảng, bãi đỗ xe, khu vực đón tiễn dành cho hành khách và các khu vực công cộng khác thuộc trách nhiệm quản lý, khai thác của người khai thác cảng hàng không, sân bay.

Trân trọng!

Cảng hàng không
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cảng hàng không
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 139/2024/NĐ-CP quy định thể thức bay chặn, bay kèm, bay ép tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay?
Hỏi đáp Pháp luật
Cảng hàng không bao gồm những khu vực nào? Khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay được xác định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sửa đổi hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay từ ngày 10/4/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tầm nhìn đến năm 2050 Việt Nam hình thành 33 cảng hàng không?
Hỏi đáp pháp luật
Phòng Quản lý cảng hàng không sân bay có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Hỏi đáp pháp luật
Trong công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang, trách nhiệm của Cục Hàng không Việt Nam như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Người khai thác công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay có quyền và nghĩa vụ gồm những gì?
Hỏi đáp pháp luật
Cảng vụ hàng không trong quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm gì?
Hỏi đáp pháp luật
Việc mang vật phẩm nguy hiểm vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về kiểm tra, giám sát người, phương tiện, đồ vật khi vào, ra và hoạt động tại khu vực hạn chế tại cảng hàng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cảng hàng không
2,052 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cảng hàng không

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cảng hàng không

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào