Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm như thế nào trong việc quản lý trật tự xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh?
- Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng trong việc quản lý trật tự xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
- Trách nhiệm của nhà thầu tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát về quản lý xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh ra sao?
- Phản ánh thông tin các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng được quy định như thế nào?
Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng trong việc quản lý trật tự xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Tại Điều 26 Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 30/2019/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng trong việc quản lý trật tự xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Ngừng thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng khi đã có yêu cầu ngưng thi công xây dựng của cơ quan có thẩm quyền; chấp hành các yêu cầu trong thông báo, quyết định xử phạt của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp không chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhà thầu thi công xây dựng bị xem xét tước chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo quy định.
3. Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra.
4. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Nhà thầu thi công xây dựng trong việc quản lý trật tự xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về xây dựng. Ngừng thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng khi đã có yêu cầu ngưng thi công xây dựng của cơ quan có thẩm quyền; chấp hành các yêu cầu trong thông báo, quyết định xử phạt của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Quản lý trật tự xây dựng (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của nhà thầu tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát về quản lý xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh ra sao?
Tại Điều 27 Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 30/2019/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về trách nhiệm của nhà thầu tư vấn thiết kế về quản lý xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Trách nhiệm của nhà thầu tư vấn thiết kế về quản lý xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc thiết kế xây dựng công trình.
2. Thiết kế công trình phù hợp quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Thực hiện giám sát tác giả thiết kế xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình; trong quá trình thực hiện giám sát tác giả thiết kế xây dựng theo quy định, nếu phát hiện công trình xây dựng sai thiết kế đã được cơ quan quản lý Nhà nước thẩm định, phê duyệt thì kịp thời báo cáo Thanh tra Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã để kiểm tra xử lý theo quy định.
4. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 28 Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 30/2019/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về trách nhiệm của nhà thầu tư vấn giám sát về quản lý xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Trách nhiệm của nhà thầu tư vấn giám sát về quản lý xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh
1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về xây dựng.
2. Giám sát việc thi công xây dựng công trình theo giấy phép xây dựng, theo quy hoạch xây dựng, theo thiết kế đã được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Khi phát hiện có vi phạm trật tự xây dựng tại công trình do mình giám sát, ngoài việc kịp thời đề xuất chủ đầu tư có biện pháp khắc phục vi phạm, nhà thầu tư vấn giám sát có trách nhiệm gửi văn bản đến Thanh tra Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình vi phạm để thông báo về tình hình vi phạm trật tự xây dựng.
3. Trường hợp không chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhà thầu tư vấn giám sát bị xem xét tước chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo quy định.
4. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của nhà thầu tư vấn thiết kế về quản lý xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh gồm: Tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc thiết kế xây dựng công trình. Thiết kế công trình phù hợp quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thực hiện giám sát tác giả thiết kế xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình; Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của nhà thầu tư vấn giám sát về quản lý xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về xây dựng. Giám sát việc thi công xây dựng công trình theo giấy phép xây dựng, theo quy hoạch xây dựng, theo thiết kế đã được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Nếu không chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhà thầu tư vấn giám sát bị xem xét tước chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Phản ánh thông tin các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng được quy định như thế nào?
Tại Điều 29 Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 30/2019/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về phản ánh thông tin các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng như sau:
1. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng đều có quyền phản ánh thông tin đến các cơ quan Nhà nước và những người có thẩm quyền được quy định tại Điều 30 của Quy chế này, để được xác minh, xử lý theo quy định.
2. Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận thông tin được quy định tại Điều 30 của Quy chế này phải lập hộp thư thoại; số điện thoại đường dây nóng; hộp thư điện tử; số tiếp nhận thông tin tại trụ sở cơ quan, đơn vị; đồng thời, có kế hoạch tổ chức, phân công lịch trực, người trực tiếp nhận thông tin phản ánh, theo dõi và xử lý thông tin phản ánh các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng theo quy định.
3. Các cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận thông tin được quy định tại Điều 30 của Quy chế này phải công bố số điện thoại cá nhân và đảm bảo liên lạc 24/24 giờ, để kịp thời tiếp nhận thông tin phản ánh các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng và chỉ đạo xử lý theo quy định.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng ứng dụng Phần mềm trực tuyến để tiếp nhận ý kiến phản ánh của người dân về quy hoạch, đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn.
Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng đều có quyền phản ánh thông tin đến các cơ quan Nhà nước và những người có thẩm quyền, để được xác minh, xử lý theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?