Quy định về tiêu chuẩn và điều kiện của Người đại diện theo ủy quyền của PVN tại doanh nghiệp khác?
Tiêu chuẩn và điều kiện của Người đại diện theo ủy quyền của PVN tại doanh nghiệp khác như thế nào?
Căn cứ Điều 70 Nghị định 07/2018/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn và điều kiện của Người đại diện theo ủy quyền của PVN tại doanh nghiệp khác như sau:
Tiêu chuẩn và điều kiện của Người đại diện theo ủy quyền của PVN tại doanh nghiệp khác
1. Người đại diện theo ủy quyền của PVN ở doanh nghiệp khác phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau:
a) Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam và là người của PVN;
b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có đủ năng lực hành vi dân sự, có đủ sức khỏe để đảm đương nhiệm vụ;
c) Hiểu biết pháp luật, có ý thức chấp hành pháp luật;
d) Có trình độ chuyên môn từ bậc đại học trở lên về kinh tế, tài chính doanh nghiệp hoặc lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư của PVN; có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý doanh nghiệp. Đối với người trực tiếp quản lý phần vốn góp của PVN tại doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, công ty ở nước ngoài, phải có trình độ ngoại ngữ đủ để làm việc trực tiếp với người nước ngoài trong doanh nghiệp không cần phiên dịch;
đ) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên PVN, Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng của doanh nghiệp có vốn góp của PVN mà người đó được giao làm Người đại diện theo ủy quyền;
e) Không có quan hệ góp vốn thành lập doanh nghiệp, cho vay vốn, ký kết hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có vốn góp của PVN mà người đó được cử trực tiếp quản lý, trừ trường hợp có cổ phần được mua ưu đãi khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;
g) Không trong thời gian cấm đảm nhiệm chức vụ, xem xét xử lý kỷ luật, điều tra, truy tố, xét xử, chấp hành hình phạt tù, thi hành quyết định kỷ luật;
h) Tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Người đại diện theo ủy quyền tham gia ứng cử vào các chức danh quản lý, điều hành tại doanh nghiệp có vốn góp của PVN phải có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ của doanh nghiệp đó.
3. Người đại diện phần vốn của PVN chuyên trách tham gia làm Người đại diện tại một doanh nghiệp.
Người đại diện không chuyên trách có thể tham gia làm Người đại diện tại một hoặc một số doanh nghiệp theo quy định của Hội đồng Thành viên PVN phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ doanh nghiệp.
Người đại diện theo ủy quyền của PVN ở doanh nghiệp khác phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau:
+ Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam và là người của PVN; Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có đủ năng lực hành vi dân sự, có đủ sức khỏe để đảm đương nhiệm vụ; Hiểu biết pháp luật, có ý thức chấp hành pháp luật;
+ Có trình độ chuyên môn từ bậc đại học trở lên về kinh tế, tài chính doanh nghiệp hoặc lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư của PVN; có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý doanh nghiệp. Đối với người trực tiếp quản lý phần vốn góp của PVN tại doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, công ty ở nước ngoài, phải có trình độ ngoại ngữ đủ để làm việc trực tiếp với người nước ngoài trong doanh nghiệp không cần phiên dịch;
+ Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên PVN, Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng của doanh nghiệp có vốn góp của PVN mà người đó được giao làm Người đại diện theo ủy quyền;
+ Không có quan hệ góp vốn thành lập doanh nghiệp, cho vay vốn, ký kết hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có vốn góp của PVN mà người đó được cử trực tiếp quản lý, trừ trường hợp có cổ phần được mua ưu đãi khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;
+Không trong thời gian cấm đảm nhiệm chức vụ, xem xét xử lý kỷ luật, điều tra, truy tố, xét xử, chấp hành hình phạt tù, thi hành quyết định kỷ luật;
h) Tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Người đại diện theo ủy quyền (Hình từ Internet)
Người đại diện theo ủy quyền của PVN tại doanh nghiệp khác có quyền và nghĩa vụ gì?
Theo Điều 71 Nghị định 07/2018/NĐ-CP quy định quyền và nghĩa vụ của Người đại diện theo ủy quyền của PVN tại doanh nghiệp khác như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Người đại diện theo ủy quyền của PVN tại doanh nghiệp khác
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cổ đông, thành viên góp vốn, bên liên doanh trong công ty có cổ phần, vốn góp của PVN theo quy định của pháp luật, Điều lệ này và quy chế quản lý nội bộ của PVN. Trong trường hợp PVN có quyền chi phối thì Người đại diện theo ủy quyền sử dụng quyền chi phối để định hướng công ty này theo chiến lược, mục tiêu của PVN.
2. Tham gia ứng cử hoặc đề cử Người đại diện theo ủy quyền của PVN vào bộ máy quản lý, điều hành của công ty nhận vốn góp theo quy định của Điều lệ công ty đó và theo hướng dẫn của PVN.
3. Thực hiện chế độ báo cáo PVN theo quy định của pháp luật, Điều lệ này và quy chế quản lý nội bộ của PVN; báo cáo kịp thời về việc công ty hoạt động thua lỗ, không đảm bảo khả năng thanh toán, không hoàn thành nhiệm vụ được giao và những trường hợp sai phạm khác.
Trường hợp không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định, lợi dụng quyền đại diện phần vốn góp, thiếu trách nhiệm gây thiệt hại cho PVN thì phải chịu trách nhiệm bồi thường vật chất theo quy định của pháp luật.
4. Xin ý kiến Hội đồng thành viên PVN trước khi tham gia biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông, tại cuộc họp Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên của công ty có vốn góp của PVN theo quy định của pháp luật, Điều lệ này và quy chế quản lý nội bộ của PVN. Trường hợp nhiều người cùng đại diện của PVN tham gia vào Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên công ty nhận vốn góp thì người giữ chức danh cao nhất hoặc người được giao quản lý phần vốn lớn nhất phải chủ trì cùng nhau bàn bạc, thống nhất ý kiến và xin ý kiến PVN về những vấn đề quan trọng của công ty trước khi biểu quyết.
5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm, gây tổn thất vốn của doanh nghiệp; chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên PVN về hiệu quả sử dụng vốn góp của PVN và chức trách được PVN giao tại công ty mà mình cử làm đại diện.
6. Không được tiếp tục làm Người đại diện khi thực hiện không đúng quyền, trách nhiệm được giao hoặc không còn đáp ứng tiêu chuẩn Người đại diện.
7. Thực hiện quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật, điều lệ công ty và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quyền và nghĩa vụ của Người đại diện theo ủy quyền của PVN tại doanh nghiệp khác:
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cổ đông, thành viên góp vốn, bên liên doanh trong công ty có cổ phần, vốn góp của PVN theo quy định của pháp luật, Điều lệ này và quy chế quản lý nội bộ của PVN. Tham gia ứng cử hoặc đề cử Người đại diện theo ủy quyền của PVN vào bộ máy quản lý, điều hành của công ty nhận vốn góp theo quy định của Điều lệ công ty đó và theo hướng dẫn của PVN.
+ Thực hiện chế độ báo cáo PVN theo quy định của pháp luật, Điều lệ này và quy chế quản lý nội bộ của PVN; báo cáo kịp thời về việc công ty hoạt động thua lỗ, không đảm bảo khả năng thanh toán, không hoàn thành nhiệm vụ được giao và những trường hợp sai phạm khác.
+ Xin ý kiến Hội đồng thành viên PVN trước khi tham gia biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông, tại cuộc họp Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên của công ty có vốn góp của PVN theo quy định của pháp luật, Điều lệ này và quy chế quản lý nội bộ của PVN. Trường hợp nhiều người cùng đại diện của PVN tham gia vào Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên công ty nhận vốn góp thì người giữ chức danh cao nhất hoặc người được giao quản lý phần vốn lớn nhất phải chủ trì cùng nhau bàn bạc, thống nhất ý kiến và xin ý kiến PVN về những vấn đề quan trọng của công ty trước khi biểu quyết.
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm, gây tổn thất vốn của doanh nghiệp; chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên PVN về hiệu quả sử dụng vốn góp của PVN và chức trách được PVN giao tại công ty mà mình cử làm đại diện. Không được tiếp tục làm Người đại diện khi thực hiện không đúng quyền, trách nhiệm được giao hoặc không còn đáp ứng tiêu chuẩn Người đại diện. Thực hiện quyền, trách nhiệm khác, điều lệ công ty và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?