Tiêu chuẩn, điều kiện tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp; Thẩm phán cao cấp thuộc Tòa án quân sự
Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán cao cấp thuộc Tòa án quân sự?
Theo quy định thì tiêu chuẩn, điều kiện tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp; Thẩm phán cao cấp thuộc Tòa án quân sự được quy định tại khoản 5 Điều 68 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014.
- Có đủ tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 67 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014;
- Đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 18 năm trở lên;
- Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp cao, Tòa án quân sự trung ương theo quy định của luật tố tụng;
- Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán cao cấp.
Tiêu chuẩn, điều kiện tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp; Thẩm phán cao cấp thuộc Tòa án quân sự là có đủ tiêu chuẩn quy định; Đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 18 năm trở lên; Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp cao, Tòa án quân sự trung ương theo quy định của luật tố tụng; Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán cao cấp.
Thẩm phán (Hình từ Internet)
Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương bao gồm những ai?
Theo quy định khoản 1 Điều 52 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 thì Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương được quy định như sau:
- Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương bao gồm Chánh án, Phó Chánh án là Thẩm phán cao cấp và một số Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án quân sự trung ương.
- Tổng số thành viên Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương không quá 07 người.
Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương bao gồm Chánh án, Phó Chánh án là Thẩm phán cao cấp và một số Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án quân sự trung ương. Tổng số thành viên Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương không quá 07 người.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương?
Theo khoản 2 Điều 39 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 thì Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Thảo luận về việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Thảo luận báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với Tòa án nhân dân tối cao và Hội đồng nhân dân cùng cấp;
c) Tổng kết kinh nghiệm xét xử;
d) Thảo luận về kiến nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo yêu cầu của Chánh án.
Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn: Thảo luận về việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thảo luận báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với Tòa án nhân dân tối cao và Hội đồng nhân dân cùng cấp; Tổng kết kinh nghiệm xét xử; Thảo luận về kiến nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo yêu cầu của Chánh án.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?