Có được nâng lên bằng B2 sau khi có bằng B1 được 6 tháng?
Có bằng lái hạng B1 được 6 tháng nâng lên hạng B2 được hay không?
Tại Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT quy định về điều kiện đối với người học lái xe như sau:
1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
3. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:
a) Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
b) Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
c) Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;
d) Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
đ) Trường hợp người học nâng hạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
4. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.
Như vậy, bạn có bằng lái hạng B1 được 6 tháng và không đủ điều kiện để nâng lên hạng B2. Để nâng lên hạng B2 bạn phải có thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và phải có 12.000km lái xe an toàn.
Có bằng lái hạng B1 được 6 tháng nâng lên hạng B2 (Hình từ Internet)
Đào tạo nâng hạng bằng lái xe được quy định như thế nào?
Tại Điều 14 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT quy định về đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe như sau:
1. Thời gian đào tạo
a) Hạng B1 (số tự động) lên B1: 120 giờ (thực hành: 120);
b) Hạng B1 lên B2: 94 giờ (lý thuyết: 44, thực hành lái xe: 50);
c) Hạng B2 lên C: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);
d) Hạng C lên D: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);
đ) Hạng D lên E: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);
e) Hạng B2 lên D: 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280);
g) Hạng C lên E: 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280);
h) Hạng B2, D, E lên F tương ứng: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);
i) Hạng C, D, E lên FC: 272 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 224).
2. Các môn kiểm tra
a) Kiểm tra các môn học trong quá trình học;
b) Kiểm tra cấp chứng chỉ đào tạo đối với nâng hạng lên B1, B2, C, D, E khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật giao đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường;
c) Kiểm tra cấp chứng chỉ đào tạo đối với nâng hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái xe trong hình và trên đường theo quy trình sát hạch lái xe hạng F.
3. Khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo
a) Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo
SỐ TT
NỘI DUNG
ĐƠN VỊ TÍNH
HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE
B1 (số tự động) lên B1
B1 lên B2
B2 lên C
C lên D
D lên E
B2, D, E lên F
C, D, E lên FC
B2 lên D
C lên E
1
Pháp luật giao thông đường bộ
giờ
-
16
16
16
16
16
16
20
20
2
Kiến thức mới về xe nâng hạng
giờ
-
-
8
8
8
8
8
8
8
3
Nghiệp vụ vận tải
giờ
-
16
8
8
8
8
8
8
8
4
Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông.
giờ
-
10
14
14
14
14
14
18
18
5
Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông
giờ
-
2
2
2
2
2
2
2
2
6
Tổng số giờ học thực hành lái xe/01 xe tập lái và trên ca bin học lái xe ô tô
giờ
120
50
144
144
144
144
224
280
280
Trong đó
Tổng số giờ học thực hành lái xe/01 xe tập lái
giờ
115
45
136
136
136
136
216
270
270
Tổng số giờ học thực hành trên ca bin học lái xe ô tô (theo số học viên được quy định trên 01 xe tập lái)
giờ
5
5
8
8
8
8
8
10
10
7
Tổng số giờ học thực hành lái xe của 01 học viên trên xe tập lái và trên ca bin học lái xe ô tô
giờ
24
10
18
18
18
18
28
28
28
a)
Số giờ thực hành lái xe/01 học viên
giờ
23
9
17
17
17
17
27
27
27
Trong đó
Số giờ thực hành lái xe trên sân tập lái/01 học viên
giờ
13
4
7
7
7
7
10
12
12
Số giờ thực hành lái xe trên đường giao thông/01 học viên
giờ
10
5
10
10
10
10
17
15
15
b)
Số giờ học thực hành trên ca bin học lái xe ô tô/01 học viên
giờ
1
1
1
1
1
1
1
1
1
8
Số giờ học/01 học viên/khóa đào tạo
giờ
24
54
66
66
66
66
76
84
84
9
Tổng số giờ một khóa học
giờ
120
94
192
192
192
192
272
336
336
b) Tổng thời gian khóa đào tạo
SỐ TT
NỘI DUNG
ĐƠN VỊ TÍNH
HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE
B1 (số tự động) lên B1
B1 lên B2
B2 lên C
C lên D
D lên E
B2, D, E lên F
C, D, E lên FC
B2 lên D
C lên E
1
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học
ngày
1
2
2
2
2
2
2
2
2
2
Số ngày thực học
ngày
15
12
24
24
24
24
34
42
42
3
Số ngày nghỉ lễ, khai giảng, bế giảng
ngày
2
2
4
4
4
4
4
8
8
4
Số ngày/khóa học
ngày
18
16
30
30
30
30
40
52
52
c) Số học viên được quy định trên 01 xe tập lái đối với học nâng hạng: B1 (số tự động lên B1), B1 lên B2 là 05 học viên; B2 lên C, C lên D, D lên E, B2, D, E lên F là 08 học viên; B2 lên D, C lên E là 10 học viên.
d) Quy định về số km học thực hành lái xe
SỐ TT
NỘI DUNG
ĐƠN VỊ TÍNH
HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE
B1 (số tự động ) lên B1
B1 lên B2
B2 lên C
C lên D
D lên E
B2, D, E lên F
C, D, E lên FC
B2 lên D
C lên E
1
Số km thực hành lái xe trên sân tập lái/01 học viên
km
60
20
30
30
30
30
40
52
52
2
Số km thực hành lái xe trên đường giao thông/01 học viên
km
280
130
210
210
210
210
340
328
328
Tổng số km thực hành lái xe/01 học viên
km
340
150
240
240
240
240
380
380
380
Trên đây là quy định pháp luật về đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe.
Bằng lái B2 được điều khiển các loại phương tiện nào?
Tại khoản 7 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về phân hạng giấy phép lái xe như sau:
7. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
Tại khoản 5, 6 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về phân hạng giấy phép lái xe như sau:
5. Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c) Ô tô dùng cho người khuyết tật.
6. Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Theo đó, hạng bằng lái B2 chỉ được phép điều khiển các phương tiện được nêu trên theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?