Chủ doanh nghiệp tư nhân có được cung cấp thông tin khách hàng cho người khác không
Chủ doanh nghiệp tư nhân có được cung cấp thông tin của khách hàng cho người khác không?
Tại Điều 38 Bộ luật dân sự 2015 quy định quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình như sau:
1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2 Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo quy định trên thì việc chủ doanh nghiệp tư nhân cung cấp thông tin của khách hàng (thông tin của khách hàng không công khai) được xem là tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của khách hàng. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể cung cấp những thông tin đó nếu như giữa cả 2 bên có sự thỏa thuận.
Anh V đã tự ý cung cấp thông tin của bạn cho một bên thứ 3 khi chưa có sự thỏa thuận và sự đồng ý của bạn thì anh V vi phạm pháp luật.
Cung cấp thông tin khách hàng cho người khác (Hình từ Internet)
Chủ doanh nghiệp tư nhân cung cấp thông tin của khách hàng cho người khác bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 84 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về thu thập, sử dụng thông tin cá nhân như sau:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thu thập thông tin cá nhân khi chưa có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân về phạm vi, mục đích của việc thu thập và sử dụng thông tin đó;
b) Cung cấp thông tin cá nhân cho bên thứ ba khi chủ thể thông tin cá nhân đã yêu cầu ngừng cung cấp.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng không đúng mục đích thông tin cá nhân đã thỏa thuận khi thu thập hoặc khi chưa có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân;
b) Cung cấp hoặc chia sẻ hoặc phát tán thông tin cá nhân đã thu thập, tiếp cận, kiểm soát cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của chủ thông tin cá nhân;
c) Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ thông tin cá nhân do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, các điểm b và c khoản 2 Điều này.
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Do đó, anh V là chủ doanh nghiệp tư nhân cung cấp thông tin khách hàng cho người khác sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Ngoài ra, anh V phải hủy bỏ thông tin cá nhân đã cung cấp cho bên thứ 3.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Mẫu bảng thống kê phân loại thửa đất và hướng dẫn cách ghi theo Thông tư 25?
- Đại hội thành viên bất thường của Hợp tác xã được triệu tập trong trường hợp nào?
- Trường hợp nào cho cá nhân thuê đất cần văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Mức lương viên chức loại C hiện nay là bao nhiêu?