Quy định về quản lý, điều hành Tập đoàn thông qua PVN?
Quản lý, điều hành Tập đoàn thông qua PVN được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 66 Nghị định 07/2018/NĐ-CP quy định quản lý, điều hành Tập đoàn thông qua PVN như sau:
1. PVN đại diện cho Tập đoàn thực hiện các hoạt động chung của Tập đoàn trong quan hệ với bên thứ ba trong và ngoài nước hoặc các hoạt động khác nhân danh Tập đoàn theo thỏa thuận giữa các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết và quy định của pháp luật có liên quan.
2. PVN sử dụng quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu tại các công ty con do PVN nắm giữ 100% vốn, của cổ đông, thành viên góp vốn tại các công ty con, công ty liên kết mà PVN góp vốn và quyền của cổ đông, thành viên để phối hợp, định hướng hoạt động của Tập đoàn:
a) Sử dụng bộ máy quản lý, điều hành tại PVN hoặc thành lập bộ phận riêng để nghiên cứu, hoạch định chiến lược, đề xuất giải pháp phối hợp, định hướng các hoạt động quy định tại khoản 3 Điều này để trình Hội đồng thành viên PVN thông qua; thông qua Người đại diện theo ủy quyền tại các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết thực hiện các nội dung phối hợp, định hướng quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Thông qua việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng liên kết cùng các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết đế phối hợp, định hướng hoạt động của Tập đoàn;
c) Xây dựng các quy chế thống nhất trong Tập đoàn.
3. Nội dung phối hợp, định hướng của PVN bao gồm:
a) Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch phối hợp kinh doanh chung của Tập đoàn; định hướng chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển của các công ty con theo chiến lược phát triển của Tập đoàn và ngành Dầu khí; kế hoạch phối hợp kinh doanh chung của Tập đoàn; xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế quản lý, điều hành và tiêu chuẩn, định mức áp dụng thống nhất trong Tập đoàn;
b) Phân loại doanh nghiệp thành viên theo vị trí và tầm quan trọng trong chiến lược phát triển chung của Tập đoàn; xác định danh mục ngành, nghề kinh doanh chính, danh mục doanh nghiệp thành viên chủ chốt; định hướng doanh nghiệp thành viên theo ngành, nghề kinh doanh chính; quản lý và định hướng Người đại diện theo ủy quyền đảm bảo quyền chi phối của PVN tại các doanh nghiệp chủ chốt, chống lại việc thôn tính của các tập đoàn kinh tế hoặc doanh nghiệp khác;
c) Định hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm của các doanh nghiệp thành viên;
d) Định hướng về mục tiêu hoạt động, đầu tư, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh; phân công, chuyên môn hóa, hợp tác, tiếp cận, mở rộng và chia sẻ thị trường, xuất khẩu, sử dụng thương hiệu Tập đoàn, dịch vụ thông tin, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo và các hoạt động khác của các doanh nghiệp thành viên theo chính sách chung của Tập đoàn;
đ) Xây dựng và thực hiện quy chế quản lý thương hiệu Tập đoàn; định hướng về thành tố chung trong tên gọi riêng của các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết;
e) Định hướng về tổ chức, cán bộ đối với các công ty con;
g) Định hướng nội dung Điều lệ, kiểm soát cơ cấu vốn điều lệ của công ty con;
h) Cử người đại diện theo ủy quyền tham gia quản lý, điều hành ở công ty con, công ty liên kết theo quy định tại Điều lệ của doanh nghiệp. Ban hành và thực hiện quy chế cử, thay thế, giám sát, đánh giá hoạt động của Người đại diện theo ủy quyền; quy định những vấn đề phải được PVN thông qua trước khi Người đại diện theo ủy quyền quyết định hoặc tham gia quyết định tại các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết;
i) Làm đầu mối tập hợp các nguồn lực của các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết để thực hiện đấu thầu và triển khai thực hiện các dự án chung do các doanh nghiệp thành viên cùng thỏa thuận và thực hiện;
k) Thực hiện và cung cấp hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tiếp thị, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác cho các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết;
l) Phối hợp hình thành, quản lý và sử dụng có hiệu quả các quỹ chung; giám sát tài chính và kiểm soát rủi ro; hỗ trợ hoạt động tài chính cho các doanh nghiệp thành viên khi được các doanh nghiệp này đề nghị;
m) Phối hợp thực hiện các công việc hành chính, các giao dịch với các đối tác cho các doanh nghiệp thành viên khi được các doanh nghiệp này đề nghị; thực hiện nhiệm vụ công ích và các công việc do Nhà nước giao cho Tập đoàn;
n) Thiết lập, kết nối mạng lưới thông tin toàn bộ các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết;
o) Xây dựng báo cáo tài chính hợp nhất của PVN;
p) Tham vấn các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết trong việc thực hiện các hoạt động chung;
q) Tổ chức việc thực hiện giám sát định hướng, điều hòa, phối hợp giữa các bộ phận trong PVN;
r) Các hoạt động khác phù hợp với đặc điểm của Tập đoàn, quy định pháp luật có liên quan, Điều lệ này, Điều lệ các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết và hợp đồng liên kết.
4. PVN và các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết có các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình; chịu sự ràng buộc về quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng liên kết, thỏa thuận giữa các doanh nghiệp.
5. Việc phối hợp, định hướng trong Tập đoàn phải phù hợp với quy định của pháp luật; Điều lệ của các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết; quyền của chủ sở hữu nhà nước tại PVN hoặc thỏa thuận giữa PVN với các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết; vị trí của PVN đối với từng hoạt động phối hợp với các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết.
+ PVN đại diện cho Tập đoàn thực hiện các hoạt động chung của Tập đoàn trong quan hệ với bên thứ ba trong và ngoài nước hoặc các hoạt động khác nhân danh Tập đoàn theo thỏa thuận giữa các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết và quy định của pháp luật có liên quan.
+ PVN sử dụng quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu tại các công ty con do PVN nắm giữ 100% vốn, của cổ đông, thành viên góp vốn tại các công ty con, công ty liên kết mà PVN góp vốn và quyền của cổ đông, thành viên để phối hợp, định hướng hoạt động của Tập đoàn.
Quản lý, điều hành Tập đoàn thông qua PVN (Hình từ Internet)
Chức danh Tổng Giám đốc/Giám đốc của các doanh nghiệp trong Tập đoàn PVN?
Theo Điều 67 Nghị định 07/2018/NĐ-CP quy định chức danh Tổng Giám đốc/Giám đốc của các doanh nghiệp trong Tập đoàn như sau:
1. Tổng Giám đốc/Giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của PVN/tổng công ty/công ty/liên doanh, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên PVN/Hội đồng quản trị/tổng công ty/công ty/liên doanh về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
2. Thống nhất tên gọi chức danh Tổng Giám đốc/Giám đốc của các doanh nghiệp trong Tập đoàn, chức danh Tổng Giám đốc/Giám đốc được quy định như sau:
a) Chức danh Tổng Giám đốc áp dụng đối với công ty mẹ - PVN và các doanh nghiệp cấp II hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
b) Chức danh Giám đốc áp dụng đối với các doanh nghiệp cấp II không hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con; doanh nghiệp cấp III và các cấp tiếp theo;
c) Chức danh Tổng Giám đốc/Giám đốc đối với các doanh nghiệp liên kết có thể thực hiện theo quy định tại điểm a, b khoản này hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng liên kết.
3. Việc thống nhất tên gọi chức danh Tổng Giám đốc/Giám đốc của các doanh nghiệp trong Tập đoàn được thực hiện theo quy chế, thỏa thuận chung của PVN và các doanh nghiệp thành viên trong Tập đoàn.
Tổng Giám đốc/Giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của PVN/tổng công ty/công ty/liên doanh, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên PVN/Hội đồng quản trị/tổng công ty/công ty/liên doanh về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu đơn xin nghỉ thai sản bù hè của giáo viên mới nhất?