Quy định về quan hệ giữa Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc trong quản lý, điều hành PVN?
Quan hệ giữa Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc trong quản lý, điều hành PVN được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 51 Nghị định 07/2018/NĐ-CP quy định quan hệ giữa Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc trong quản lý, điều hành PVN như sau:
Quan hệ giữa Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc trong quản lý, điều hành PVN
1. Khi tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên PVN, nếu phát hiện vấn đề không có lợi cho PVN thì Tổng Giám đốc PVN phải báo cáo ngay với Hội đồng thành viên PVN để xem xét điều chỉnh lại nghị quyết, quyết định. Hội đồng thành viên PVN phải xem xét đề nghị của Tổng Giám đốc PVN. Trường hợp Hội đồng thành viên PVN không điều chỉnh lại nghị quyết, quyết định thì Tổng Giám đốc PVN vẫn phải thực hiện nhưng có quyền bảo lưu ý kiến và kiến nghị lên Bộ trưởng Bộ Công Thương.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc tháng, quý và năm, Tổng giám đốc PVN phải báo cáo bằng văn bản về tình hình hoạt động kinh doanh và phương hướng thực hiện trong kỳ tới của PVN cho Hội đồng thành viên PVN.
3. Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN tham dự hoặc cử đại diện của Hội đồng thành viên PVN tham dự các cuộc họp giao ban, các cuộc họp chuẩn bị các đề án trình Hội đồng thành viên PVN do Tổng Giám đốc PVN chủ trì, Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc người đại diện Hội đồng thành viên PVN dự họp có quyền phát biểu đóng góp ý kiến nhưng không có quyền kết luận cuộc họp.
Khi tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên PVN, nếu phát hiện vấn đề không có lợi cho PVN thì Tổng Giám đốc PVN phải báo cáo ngay với Hội đồng thành viên PVN để xem xét điều chỉnh lại nghị quyết, quyết định. Hội đồng thành viên PVN phải xem xét đề nghị của Tổng Giám đốc PVN.
Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN tham dự hoặc cử đại diện của Hội đồng thành viên PVN tham dự các cuộc họp giao ban, các cuộc họp chuẩn bị các đề án trình Hội đồng thành viên PVN do Tổng Giám đốc PVN chủ trì, có quyền phát biểu đóng góp ý kiến nhưng không có quyền kết luận cuộc họp.
Quy định về quan hệ giữa Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc trong quản lý, điều hành PVN? (Hình từ Internet)
Ban Kiểm soát PVN gồm bao nhiêu thành viên?
Theo Điều 52 Nghị định 07/2018/NĐ-CP quy định Ban Kiểm soát như sau:
Ban Kiểm soát
1. Ban Kiểm soát gồm 03 Kiểm soát viên do Chủ sở hữu quyết định. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên là 03 năm và được bổ nhiệm lại nhưng mỗi cá nhân chỉ được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên của PVN không quá 02 nhiệm kỳ.
2. Kiểm soát viên làm việc theo chế độ chuyên trách. Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm Kiểm soát viên chuyên ngành và giao cho 01 Kiểm soát viên làm Trưởng Ban Kiểm soát. Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm Kiểm soát viên tài chính.
Ban Kiểm soát gồm 03 Kiểm soát viên do Chủ sở hữu quyết định. Với nhiệm kỳ 03 năm và được bổ nhiệm lại nhưng mỗi cá nhân chỉ được bổ nhiệm làm không quá 02 nhiệm kỳ.
Quyền của Ban Kiểm soát và Kiểm soát viên PVN gồm những gì?
Tại Điều 53 Nghị định 07/2018/NĐ-CP quy định quyền của Ban Kiểm soát và Kiểm soát viên như sau:
Quyền của Ban Kiểm soát và Kiểm soát viên
1. Tham gia các cuộc họp của Hội đồng thành viên, các cuộc tham vấn và trao đổi chính thức và không chính thức của cơ quan đại diện chủ sở hữu với Hội đồng thành viên; có quyền chất vấn Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc PVN về các kế hoạch, dự án hay chương trình đầu tư phát triển và các quyết định khác trong quản lý điều hành công ty.
2. Xem xét sổ sách kế toán, báo cáo, hợp đồng, giao dịch và tài liệu khác của công ty; kiểm tra công việc quản lý điều hành của Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
3. Xem xét, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của công ty, thực trạng vận hành và hiệu lực các quy chế quản trị nội bộ công ty.
4. Yêu cầu thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và những người quản lý khác báo cáo, cung cấp thông tin về bất cứ việc gì trong phạm vi quản lý và hoạt động đầu tư, kinh doanh của PVN.
5. Yêu cầu những người quản lý PVN báo cáo về thực trạng tài chính, thực trạng và kết quả kinh doanh của công ty con khi xét thấy cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và Điều lệ PVN.
6. Trường hợp phát hiện có thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc và những người quản lý khác làm trái các quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ hoặc có nguy cơ làm trái các quy định đó; hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, làm trái các quy định về quản lý kinh tế, trái quy định Điều lệ PVN hoặc các quy chế quản trị nội bộ của PVN phải báo cáo ngay cho cơ quan đại diện chủ sở hữu, các thành viên khác của Ban Kiểm soát và cá nhân có liên quan.
7. Đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu thành lập đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán tham mưu và trực tiếp hỗ trợ Ban Kiểm soát thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
8. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Quyền của Ban Kiểm soát và Kiểm soát viên:
Tham gia các cuộc họp của Hội đồng thành viên, các cuộc tham vấn và trao đổi chính thức và không chính thức của cơ quan đại diện chủ sở hữu với Hội đồng thành viên; có quyền chất vấn Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc PVN về các kế hoạch, dự án hay chương trình đầu tư phát triển và các quyết định khác trong quản lý điều hành công ty. Xem xét sổ sách kế toán, báo cáo, hợp đồng, giao dịch và tài liệu khác của công ty; kiểm tra công việc quản lý điều hành của Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Xem xét, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của công ty, thực trạng vận hành và hiệu lực các quy chế quản trị nội bộ công ty. Yêu cầu thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và những người quản lý khác báo cáo, cung cấp thông tin về bất cứ việc gì trong phạm vi quản lý và hoạt động đầu tư, kinh doanh của PVN.
Yêu cầu những người quản lý PVN báo cáo về thực trạng tài chính, thực trạng và kết quả kinh doanh của công ty con khi xét thấy cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và Điều lệ PVN. Trường hợp phát hiện có thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc và những người quản lý khác làm trái các quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ hoặc có nguy cơ làm trái các quy định đó; hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, làm trái các quy định về quản lý kinh tế, trái quy định Điều lệ PVN hoặc các quy chế quản trị nội bộ của PVN phải báo cáo ngay cho cơ quan đại diện chủ sở hữu, các thành viên khác của Ban Kiểm soát và cá nhân có liên quan.
Đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu thành lập đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán tham mưu và trực tiếp hỗ trợ Ban Kiểm soát thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?