-
Viên chức
-
Hợp đồng làm việc
-
Chức danh nghề nghiệp viên chức
-
Đánh giá viên chức
-
Lương viên chức
-
Thăng hạng viên chức
-
Viên chức quản lý
-
Tuyển dụng viên chức
-
Xử lý kỷ luật đối với viên chức
-
Biệt phái viên chức
-
Chế độ nghỉ hưu của viên chức
-
Chế độ thôi việc của viên chức
-
Tinh giản biên chế viên chức
-
Đào tạo bồi dưỡng viên chức
-
Thay đổi vị trí việc làm của viên chức
-
Viên chức chuyên ngành công tác xã hội

Có được tham gia đào tạo sau đại học với viên chức đã kết thúc thời gian tập sự không?
Viên chức đã kết thúc thời gian tập sự có được tham gia đào tạo sau đại học không?
Tại Điều 6 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định điều kiện đào tạo sau đại học, cụ thể như sau:
Điều kiện đào tạo sau đại học
1. Đối với cán bộ, công chức:
a) Có thời gian công tác từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) và 02 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ;
b) Không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu;
c) Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;
d) Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.
2. Đối với viên chức:
a) Đã kết thúc thời gian tập sự (nếu có);
b) Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;
c) Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.
3. Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn phải đáp ứng yêu cầu khác của chương trình hợp tác.
Như vậy, dựa theo quy định này thì bạn đang là viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập và khi hết thời gian tập sư thì bạn nếu có nhu cầu thì bạn vẫn có thể tham gia đào tạo sau đại học.
Có được tham gia đào tạo sau đại học với viên chức đã kết thúc thời gian tập sự không? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định nguyên tắc về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, như sau:
Nguyên tắc về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
1. Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.
2. Thực hiện phân công, phân cấp trong tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; kết hợp phân công và cạnh tranh trong tổ chức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm.
3. Đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức.
4. Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.
Nguyên tắc về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức:
Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.
Thực hiện phân công, phân cấp trong tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; kết hợp phân công và cạnh tranh trong tổ chức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm. Đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức. Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.
Cán bộ, công chức, viên chức sẽ phải đền bù chi phí đào tạo trong trường hợp nào?
Theo Điều 7 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định đền bù chi phí đào tạo:
Đền bù chi phí đào tạo
Cán bộ, công chức, viên chức, được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo.
2. Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp.
3. Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại Điều 5 hoặc Điều 6 Nghị định này.
Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức sẽ phải đền bù chi phí đào tạo nếu tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo. Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp. Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết.
Trân trọng!

Nguyễn Minh Tài
- Mẫu đơn ly hôn thuận tình mới nhất 2023? Hướng dẫn cách ghi mẫu đơn ly hôn thuận tình mới nhất 2023?
- Có những mô hình ban quản trị nhà chung cư nào? Chung cư có bắt buộc phải thành lập ban quản trị không?
- Phương pháp tính hao mòn tài sản cố định theo pháp luật năm 2023 như thế nào?
- Công chức, viên chức có bắt buộc phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không? Những đối tượng nào được ưu tiên thi tuyển công chức?
- Mẫu báo cáo giám sát Đảng viên 2023? Ủy ban kiểm tra các cấp có nhiệm vụ gì đối với hoạt động kiểm tra, giám sát Đảng viên?