Quy trình bổ nhiệm nguồn nhân sự từ nơi khác của Bộ Y tế được thực hiện ra sao?
Thực hiện quy trình bổ nhiệm nguồn nhân sự từ nơi khác của Bộ Y tế như thế nào?
Tại Điều 30 Quyết định 2969/QĐ-BYT năm 2021 quy định về thực hiện quy trình bổ nhiệm nguồn nhân sự từ nơi khác của Bộ Y tế như sau:
3. Thực hiện quy trình bổ nhiệm nguồn nhân sự từ nơi khác.
a) Trường hợp nhân sự do đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ có văn bản đề xuất bổ nhiệm từ nguồn nhân sự bên ngoài đơn vị:
Chậm nhất sau 15 ngày làm việc, kể từ ngày Ban Cán sự Đảng có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm từ nguồn nhân sự bên ngoài đơn vị, Tập thể lãnh đạo đơn vị (thành phần quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 30 của Quyết định này) thảo luận thống nhất và chỉ đạo tiến hành một số công việc như sau:
- Gặp người được đề nghị bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác.
- Trao đổi ý kiến với Tập thể lãnh đạo đơn vị nơi người được đề nghị bổ nhiệm đang công tác về chủ trương bổ nhiệm; lấy nhận xét, đánh giá của Tập thể lãnh đạo đơn vị đối với nhân sự; nghiên cứu hồ sơ, xác minh lý lịch và ý kiến đồng ý bằng văn bản của cấp có thẩm quyền quản lý viên chức.
- Thông báo cho nhân sự được đề nghị bổ nhiệm làm việc với Tập thể lãnh đạo đơn vị (quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 30) có nhu cầu bổ nhiệm:
+ Nhân sự trình bày Kế hoạch hành động trong nhiệm kỳ 5 năm (nếu được bổ nhiệm);
+ Nhân sự công khai Bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định;
+ Cấp ủy đơn vị có ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản đối với nhân sự được đề nghị bổ nhiệm;
+ Tập thể lãnh đạo đơn vị thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín;
- Phiếu biểu quyết nhân sự bổ nhiệm theo Mẫu phiếu 06 do đơn vị sự nghiệp phát hành, có đóng dấu treo của đơn vị.
- Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên Tập thể lãnh đạo đơn vị đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu đơn vị quyết định; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để Ban Cán sự Đảng xem xét, quyết định;
b) Trường hợp nhân sự do Ban Cán sự Đảng dự kiến bổ nhiệm từ nguồn nhân sự ngoài đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ:
Sau khi có Nghị quyết của Ban Cán sự Đảng phê duyệt chủ trương, Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế tiến hành như sau:
- Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo và cấp ủy của đơn vị sự nghiệp nơi tiếp nhận nhân sự về dự kiến bổ nhiệm của Ban Cán sự Đảng.
- Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo và cấp ủy nơi nhân sự đang công tác về chủ trương bổ nhiệm và lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và cấp ủy nơi nhân sự đang công tác; nghiên cứu hồ sơ, xác minh lý lịch nhân sự.
- Gặp nhân sự được dự kiến bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thẩm định về nhân sự.
4. Cấp ủy, lãnh đạo đơn vị sự nghiệp xin ý kiến kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị của nhân sự dự kiến bổ nhiệm, hoàn thiện hồ sơ bổ nhiệm gửi Ban Cán sự Đảng.
5. Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định hồ sơ bổ nhiệm, báo cáo Ban Cán sự Đảng.
6. Ban Cán sự Đảng xem xét, quyết định (Phiếu biểu quyết theo Mẫu phiếu 01).
7. Vụ Tổ chức cán bộ dự thảo quyết định bổ nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Y tế ký, ban hành.
8. Các ý kiến thảo luận tại các Hội nghị được ghi thành Biên bản. Tổ chức kiểm phiếu và lập Biên bản kiểm phiếu tại đơn vị. Thành phần tham gia kiểm phiếu gồm đại diện Tập thể lãnh đạo đơn vị, đại diện Phòng Tổ chức cán bộ của đơn vị, đại diện lãnh đạo hoặc chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế (nếu có).
9. Phiếu đã kiểm được niêm phong có chữ ký của Tập thể lãnh đạo đơn vị, đại diện Phòng Tổ chức cán bộ, người chứng kiến (nếu có) và lưu giữ tại đơn vị.
Quy trình bổ nhiệm nguồn nhân sự từ nơi khác của Bộ Y tế được thực hiện theo quy định nêu trên.
Bổ nhiệm nguồn nhân sự (Hình từ Internet)
Điều động, luân chuyển viên chức quản lý thuộc thẩm quyền Bộ trưởng của Bộ Y tế được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 31 Quyết định 2969/QĐ-BYT năm 2021 quy định về điều động, luân chuyển viên chức quản lý thuộc thẩm quyền Bộ trưởng của Bộ Y tế như sau:
1. Điều động.
a) Căn cứ theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể, theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, viên chức; Ban Cán sự Đảng xem xét, quyết định điều động, tiếp nhận viên chức từ đơn vị ngoài Bộ Y tế, viên chức từ đơn vị sự nghiệp này sang đơn vị khác thuộc Bộ Y tế để bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý tại đơn vị;
b) Quy trình, thủ tục điều động, tiếp nhận viên chức từ đơn vị ngoài Bộ Y tế, để bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ thực hiện theo quy trình bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác đến.
2. Luân chuyển.
a) Luân chuyển chỉ thực hiện đối với viên chức giữ chức vụ quản lý để thực hiện chủ trương đào tạo, bồi dưỡng toàn diện và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ; tạo điều kiện cho cán bộ trẻ, có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện thực tiễn; tạo nguồn cán bộ lâu dài cho ngành y tế;
b) Luân chuyển cán bộ, bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, công bằng; ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm...;
c) Kết hợp luân chuyển với điều động, bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ trong các đơn vị; tăng cường cán bộ cho những nơi khó khăn có nhu cầu, khắc phục tình trạng nơi thừa, nơi thiếu và cục bộ, khép kín trong công tác cán bộ;
d) Luân chuyển được thực hiện theo đề án, kế hoạch luân chuyển đã được cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
Điều động; Căn cứ theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể, theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, viên chức; Ban Cán sự Đảng xem xét, quyết định điều động, tiếp nhận viên chức từ đơn vị ngoài Bộ Y tế, viên chức từ đơn vị sự nghiệp này sang đơn vị khác thuộc Bộ Y tế để bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý tại đơn vị;
Luân chuyển chỉ thực hiện đối với viên chức giữ chức vụ quản lý để thực hiện chủ trương đào tạo, bồi dưỡng toàn diện và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ; tạo điều kiện cho cán bộ trẻ, có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện thực tiễn; tạo nguồn cán bộ lâu dài cho ngành y tế.
Giao quyền hoặc giao phụ trách đơn vị của Bộ Y tế được thực hiện ra sao?
Tại Điều 32 Quyết định 2969/QĐ-BYT năm 2021 quy định về giao quyền hoặc giao phụ trách đơn vị của Bộ Y tế như sau:
Trường hợp đơn vị sự nghiệp chưa kiện toàn được người đứng đầu, căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, Ban Cán sự Đảng xem xét, quyết định giao quyền hoặc giao phụ trách đơn vị cho đến khi bổ nhiệm được người đứng đầu đơn vị.
Trường hợp đơn vị sự nghiệp chưa kiện toàn được người đứng đầu, căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, Ban Cán sự Đảng xem xét, quyết định giao quyền hoặc giao phụ trách đơn vị cho đến khi bổ nhiệm được người đứng đầu đơn vị.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?