Phát triển dịch vụ môi trường quy định ra sao?

Phát triển dịch vụ môi trường được quy định như thế nào? Phí bảo vệ môi trường được quy định thế nào? Hình thức giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường?

Phát triển dịch vụ môi trường được quy định như thế nào?

Theo Điều 144 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về phát triển dịch vụ môi trường, cụ thể:

1. Dịch vụ môi trường là ngành kinh tế cung cấp dịch vụ đo lường, kiểm soát, hạn chế, phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; xử lý chất thải, các chất ô nhiễm khác; bảo tồn đa dạng sinh học và các dịch vụ khác có liên quan.
2. Nhà nước có chính sách phát triển thị trường dịch vụ môi trường; thúc đẩy tự do hóa thương mại đối với dịch vụ môi trường theo lộ trình phù hợp với cam kết quốc tế; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, cung cấp dịch vụ môi trường.
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ môi trường trong các lĩnh vực sau đây:
a) Thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải;
b) Quan trắc, phân tích môi trường, đánh giá tác động môi trường;
c) Cải tạo, phục hồi môi trường, hệ sinh thái các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái;
d) Tư vấn, chuyển giao công nghệ sản xuất thân thiện môi trường, công nghệ môi trường; công nghệ tiết kiệm năng lượng, sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo;
đ) Tư vấn, đào tạo, cung cấp thông tin về môi trường; năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng;
e) Giám định về môi trường đối với hàng hóa, máy móc, thiết bị, công nghệ;
g) Giám định thiệt hại về môi trường, đa dạng sinh học; giám định các chất ô nhiễm có tác động trực tiếp đến sức khỏe con người;
h) Các dịch vụ khác về bảo vệ môi trường.
4. Giá cung cấp dịch vụ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Dịch vụ môi trường là ngành kinh tế cung cấp dịch vụ đo lường, kiểm soát, hạn chế, phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; xử lý chất thải, các chất ô nhiễm khác; bảo tồn đa dạng sinh học và các dịch vụ khác có liên quan.

Dịch vụ môi trường (Hình từ Internet)

Phí bảo vệ môi trường được quy định thế nào?

Theo khoản 2 Điều 136 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về chính sách thuế, phí về bảo vệ môi trường, trong đó:

Phí bảo vệ môi trường được quy định như sau:

- Phí bảo vệ môi trường áp dụng đối với hoạt động xả thải ra môi trường; khai thác khoáng sản hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường; dịch vụ công thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;
- Mức phí bảo vệ môi trường được xác định trên cơ sở khối lượng, mức độ độc hại của chất ô nhiễm thải ra môi trường, đặc điểm của môi trường tiếp nhận chất thải; mức độ tác động xấu đến môi trường của hoạt động khai thác khoáng sản; tính chất dịch vụ công thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Việc ban hành, tổ chức thực hiện quy định về phí bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

Phí bảo vệ môi trường áp dụng đối với hoạt động xả thải ra môi trường; khai thác khoáng sản hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường; dịch vụ công thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;

Mức phí được xác định trên cơ sở khối lượng, mức độ độc hại của chất ô nhiễm thải ra môi trường, đặc điểm của môi trường tiếp nhận chất thải; mức độ tác động xấu đến môi trường của hoạt động khai thác khoáng sản; tính chất dịch vụ công thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường;

Hình thức giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường?

Theo khoản 1 Điều 133 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường, trong đó:

Bồi thường thiệt hại về môi trường được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên. Trong trường hợp không thương lượng được, các bên có thể lựa chọn giải quyết thông qua các hình thức sau đây:
- Hòa giải;
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài;
- Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án.

Bồi thường thiệt hại về môi trường được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên; Hòa giải; Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hoặc Tòa án.

Trân trọng!

Bảo vệ môi trường
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bảo vệ môi trường
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi vứt rác thải xuống ao hồ, kênh rạch, sông suối biển bị xử phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Các mẫu biểu về báo cáo công tác bảo vệ môi trường?
Hỏi đáp Pháp luật
Làng nghề được công nhận cần phải đáp ứng những yêu cầu như thế nào về bảo vệ môi trường?
Hỏi đáp Pháp luật
Phế liệu được hiểu như thế nào? Điều kiện được nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất từ nước ngoài vào Việt Nam cần đáp ứng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Kỹ thuật hiện có tốt nhất là gì? Xác định kỹ thuật hiện có tốt nhất trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm những tiêu chí nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Túi ni lông có phải sản phẩm nhựa sử dụng một lần đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư cơ sở dịch vụ mai táng, hỏa táng hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự thực hiện điều chỉnh thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường từ ngày 16/9/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào phải ký quỹ bảo vệ môi trường? Thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo vệ môi trường
Huỳnh Minh Hân
887 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào