Việc thu thập, xử lý thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo của Công an nhân dân được tiến hành như thế nào?
Thu thập, xử lý thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo của Công an nhân dân?
Theo Điều 18 Thông tư 129/2020/TT-BCA quy định thu thập, xử lý thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo, như sau:
1. Việc thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo phải căn cứ vào kế hoạch xác minh đã được phê duyệt và yêu cầu của việc giải quyết tố cáo. Khi tiếp nhận thông tin, tài liệu, chứng cứ do người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp trực tiếp thì Tổ xác minh phải lập biên bản giao nhận.
2. Các thông tin, tài liệu, chứng cứ được thu thập trực tiếp phải thể hiện rõ nguồn gốc. Khi thu thập bản sao, Tổ xác minh phải đối chiếu với bản chính; nếu không có bản chính thì phải ghi rõ trong biên bản giao nhận. Các thông tin, tài liệu, chứng cứ do cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cung cấp phải có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đã cung cấp. Trường hợp tài liệu cũ nát, không nguyên vẹn thì phải mô tả rõ tình trạng tài liệu trong biên bản giao nhận. Trường hợp tài liệu bằng chữ hoặc tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số thì phải được dịch ra chữ hoặc tiếng Việt.
3. Tổ xác minh phải kiểm tra tính xác thực và đánh giá về giá trị chứng minh của những thông tin, tài liệu, chứng cứ đã thu thập trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật, các nguyên tắc trong giải quyết tố cáo, chú trọng những thông tin, tài liệu, chứng cứ do người tố cáo cung cấp để tố cáo hành vi vi phạm và thông tin, tài liệu, chứng cứ do người bị tố cáo cung cấp để giải trình, chứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo
4. Các thông tin, tài liệu chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết tố cáo phải được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng quy định; chỉ cung cấp hoặc công bố khi người có thẩm quyền cho phép. Trường hợp tài liệu, chứng cứ chưa có điều kiện để thu thập, xử lý ngay, Tổ xác minh tiến hành niêm phong tài liệu, chứng cứ và giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm bảo quản tạm thời.
Theo đó, việc thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo phải căn cứ vào kế hoạch xác minh đã được phê duyệt và yêu cầu của việc giải quyết tố cáo. Khi tiếp nhận thông tin, tài liệu, chứng cứ do người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp trực tiếp thì Tổ xác minh phải lập biên bản giao nhận.
Việc thu thập, xử lý thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo của Công an nhân dân được tiến hành như thế nào? (Hình từ Internet)
Ủy quyền xác minh trong quy trình giải quyết tố cáo của Công an nhân dân như thế nào?
Căn cứ Điều 19 Thông tư 129/2020/TT-BCA quy định việc ủy quyền xác minh, theo đó:
1. Trường hợp cần thiết, người giải quyết tố cáo hoặc người ra quyết định thành lập Tổ xác minh có thể ủy quyền xác minh cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo, điều kiện thụ lý tố cáo hoặc một số nội dung tố cáo khác. Việc ủy quyền xác minh được thực hiện bằng văn bản theo mẫu quy định; văn bản ủy quyền phải nêu rõ nội dung xác minh, thời hạn kết thúc.
2. Cơ quan, tổ chức được ủy quyền xác minh phải bảo đảm bí mật thông tin về người tố cáo; thực hiện đầy đủ những việc được ủy quyền trong thời hạn nêu trong văn bản ủy quyền xác minh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện ủy quyền xác minh; trường hợp không thực hiện được việc ủy quyền xác minh thì phải có ngay văn bản nêu rõ lý do gửi người giải quyết tố cáo hoặc Thủ trưởng cơ quan đã ủy quyền.
Như vậy, trong trường hợp cần thiết, người giải quyết tố cáo hoặc người ra quyết định thành lập Tổ xác minh có thể ủy quyền xác minh cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo, điều kiện thụ lý tố cáo hoặc một số nội dung tố cáo khác. Việc ủy quyền xác minh được thực hiện bằng văn bản theo mẫu quy định; văn bản ủy quyền phải nêu rõ nội dung xác minh, thời hạn kết thúc.
Xác minh thực tế trong quy trình giải quyết tố cáo của Công an nhân dân như thế nào?
Tại Điều 20 Thông tư 129/2020/TT-BCA quy định việc xác minh thực tế trong quy trình giải quyết tố cáo của Công an nhân dân như sau:
1. Căn cứ kế hoạch xác minh, tình tiết vụ việc hoặc chỉ đạo của người ra quyết định thành lập Tổ xác minh, Tổ xác minh tiến hành xác minh thực tế ở những địa điểm cần thiết để thu thập, kiểm tra, xác định tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo. Quá trình xác minh nếu xét thấy cần thiết, Tổ xác minh công khai sử dụng các phương tiện kỹ thuật như: Máy ghi âm, ghi hình và các phương tiện kỹ thuật khác để hỗ trợ việc xác minh.
2. Việc xác minh thực tế phải lập thành biên bản ghi đầy đủ kết quả xác minh, ý kiến của những người tham gia xác minh và những người khác có liên quan. Biên bản phải có chữ ký của người xác minh, những người có liên quan và phải lưu trong hồ sơ giải quyết tố cáo.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tố cáo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?