Nghĩa vụ trả tiền phát sinh từ giao dịch mua bán hàng hóa
Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2005 thì giao dịch giữa bạn và nhà hàng được coi là giao dịch mua bán tài sản, trong đó, bạn là bên bán còn nhà hàng là bên mua. Khi bạn đã giao hàng thì nhà hàng phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo đúng thỏa thuận giữa hai bên về phương thức trả tiền, thời hạn trả tiền, số tiền phải trả. Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định cụ thể về nghĩa vụ trả tiền tại Điều 438.
Trong trường hợp như bạn nói, nhà hàng đã vi phạm nghĩa vụ trả tiền cho bạn, mặc dù hóa đơn là do nhân viên nhà hàng ký nhưng theo quy định của pháp luật thì nhà hàng vẫn phải chịu trách nhiệm về việc trả nợ cho bạn. Trường hợp bạn yêu cầu mà nhà hàng đó phủ nhận việc nợ bạn thì bạn có thể yêu cầu cơ quan công an can thiệp giúp bạn (nếu nhà hàng phủ nhận việc nợ tiền hàng của bạn thì đã có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Trường hợp bạn yêu cầu trả tiền hàng mà nhà hàng đó thừa nhận việc có nợ bạn nhưng không chịu trả thì bạn có thể khởi kiện dân sự lên tòa án nhân dân cấp huyện nơi nhà hàng đó có trụ sở để yêu cầu tòa án bảo vệ quyền lợi của bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?