Thực hiện giám sát thực hiện xây dựng công trình ảnh hưởng đến phạm vi bảo vệ công trình hàng hải?
Giám sát thực hiện xây dựng công trình ảnh hưởng đến phạm vi bảo vệ công trình hàng hải thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 143/2017/NĐ-CP quy định giám sát thực hiện xây dựng công trình ảnh hưởng đến phạm vi bảo vệ công trình hàng hải như sau:
1. Việc xây dựng các công trình phải phù hợp với quy hoạch phát triển cảng biển và các quy hoạch khác có liên quan đã được phê duyệt, đáp ứng các quy định về bảo vệ công trình hàng hải và bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
2. Trong quá trình xây dựng công trình có ảnh hưởng đến phạm vi bảo vệ công trình hàng hải, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, quản lý khai thác công trình phải thực hiện quy định về giám sát thực hiện xây dựng công trình trong vùng nước cảng biển, phương án bảo đảm an toàn hàng hải và các quy định khác theo quy định của Nghị định này, Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
3. Cảng vụ hàng hải khu vực tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện xây dựng công trình ảnh hưởng đến phạm vi bảo vệ công trình hàng hải phù hợp với quy hoạch, phương án bảo vệ công trình đã được phê duyệt, bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
4. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, quản lý khai thác công trình hàng hải có trách nhiệm tuân thủ các quy định về quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, khai thác, bảo trì công trình để luôn bảo đảm chất lượng và an toàn trong khai thác, vận hành công trình.
Theo đó, việc xây dựng các công trình phải phù hợp với quy hoạch phát triển cảng biển và các quy hoạch khác có liên quan đã được phê duyệt, đáp ứng các quy định về bảo vệ công trình hàng hải và bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
Thực hiện giám sát thực hiện xây dựng công trình ảnh hưởng đến phạm vi bảo vệ công trình hàng hải? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải trong bảo vệ công trình hàng hải là gì?
Theo Điều 10 Nghị định 143/2017/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải như sau:
1. Rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến bảo vệ công trình hàng hải.
2. Tổ chức chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý hành vi vi phạm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ công trình hàng hải theo quy định.
3. Chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức rà soát, hướng dẫn tổ chức, cá nhân liên quan hoàn thiện phương án bảo vệ đối với các công trình hàng hải đã được khai thác, sử dụng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa có phương án bảo vệ công trình hàng hải.
4. Tổ chức hướng dẫn việc xác định phạm vi bảo vệ công trình hàng hải theo đề nghị của chủ đầu tư hoặc người quản lý khai thác công trình hàng hải.
5. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động hàng hải tại cảng biển trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ công trình hàng hải.
6. Triển khai thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi và hiệu quả cho hoạt động bảo vệ công trình hàng hải.
Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải trong bảo vệ công trình hàng hải được thực hiện theo quy định nêu trên.
Quy định về phối hợp quản lý trong công tác bảo vệ công trình hàng hải như thế nào?
Tại Điều 15 Nghị định 143/2017/NĐ-CP quy định phối hợp quản lý trong công tác bảo vệ công trình hàng hải như sau:
1. Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm chủ trì, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển trong bảo vệ công trình hàng hải.
2. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với nhau khi xử lý kịp thời các vi phạm hoặc sự cố, tai nạn hàng hải xảy ra đối với công trình hàng hải.
3. Các vướng mắc phát sinh liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác đều phải được trao đổi thống nhất để giải quyết kịp thời; trường hợp có sự không thống nhất, phải kịp thời thông báo cho Cảng vụ hàng hải biết để giải quyết theo quy định của pháp luật. Trường hợp có vướng mắc phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành nào thì cơ quan đó phải kịp thời báo cáo cơ quan quản lý cấp trên của mình để giải quyết ngay; khi cần thiết, các bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải để giải quyết nhưng chậm nhất là sau 04 giờ, kể từ khi nhận được báo cáo phải thông báo quyết định xử lý của mình cho cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan biết.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?