Quy định về tư cách pháp nhân của Quỹ đầu tư phát triển địa phương?
Tư cách pháp nhân của Quỹ đầu tư phát triển địa phương được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 147/2020/NĐ-CP quy định địa vị pháp lý và tư cách pháp nhân của Quỹ đầu tư phát triển địa phương như sau:
1. Quỹ đầu tư phát triển địa phương là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn; thực hiện chức năng cho vay và đầu tư tại địa phương theo quy định tại Nghị định này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với Quỹ.
2. Quỹ đầu tư phát triển địa phương có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
3. Tên gọi của Quỹ đầu tư phát triển địa phương: Quỹ đầu tư phát triển, ghép với tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. HFIC thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định của pháp luật có liên quan. Hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư, ủy thác và nhận ủy thác để thực hiện chức năng Quỹ đầu tư phát triển địa phương của HFIC thực hiện theo quy định tại Nghị định này và các văn bản hướng dẫn.
Theo đó, Quỹ đầu tư phát triển địa phương có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Quy định về tư cách pháp nhân của Quỹ đầu tư phát triển địa phương? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương được quy định ra sao?
Theo Điều 4 Nghị định 147/2020/NĐ-CP quy định nguyên tắc và phạm vi hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương như sau:
1. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương:
a) Tự chủ về tài chính, không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn; hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước.
b) Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ.
c) Thực hiện cho vay, đầu tư đúng đối tượng và điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
2. Phạm vi hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương:
a) Huy động vốn trung, dài hạn từ các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
b) Cho vay các dự án thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ theo quy định tại Nghị định này.
c) Đầu tư các dự án, đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ theo quy định tại Nghị định này.
d) Ủy thác cho vay, đầu tư; nhận ủy thác quản lý các quỹ tài chính nhà nước tại địa phương, các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật và Nghị định này.
đ) Thực hiện nghiệp vụ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nguyên tắc hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương:
- Tự chủ về tài chính, không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn; hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước.
- Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ.
- Thực hiện cho vay, đầu tư đúng đối tượng và điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
Quy định về trách nhiệm của Quỹ đầu tư phát triển địa phương?
Tại Điều 5 Nghị định 147/2020/NĐ-CP quy định trách nhiệm và quyền hạn của Quỹ đầu tư phát triển địa phương như sau:
1. Trách nhiệm của Quỹ đầu tư phát triển địa phương:
a) Thực hiện đầu tư, cho vay theo danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định tại Nghị định này.
b) Thực hiện chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán và báo cáo theo quy định tại Nghị định này.
c) Tuân thủ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.
d) Chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; cung cấp số liệu, công bố công khai về tình hình tài chính theo quy định của pháp luật.
đ) Tuân thủ quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.
2. Quyền hạn của Quỹ đầu tư phát triển địa phương:
a) Tổ chức hoạt động theo quy định của Nghị định này, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ và quy định của pháp luật có liên quan.
b) Được lựa chọn các dự án đáp ứng đủ điều kiện để đầu tư, cho vay theo quy định tại Nghị định này.
c) Được tuyển chọn, bố trí, đào tạo và sử dụng lao động theo quy định tại Nghị định này, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ và các quy định của pháp luật có liên quan.
d) Được từ chối yêu cầu cung cấp thông tin hoặc sử dụng nguồn lực của Quỹ, nếu yêu cầu đó trái với quy định của pháp luật.
đ) Được liên hệ, phối hợp với các cơ quan chức năng, các đơn vị có liên quan trên địa bàn để tìm kiếm, xây dựng các dự án đầu tư.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?