Đối với người phiên dịch trong tố tụng cạnh tranh được hiểu thế nào?
Người phiên dịch trong tố tụng cạnh tranh được hiểu thế nào?
Tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật mới vừa được Quốc hội thông qua trong lĩnh vực cạnh tranh. Tôi có một thắc mắc cần được giải đáp. Đó là theo quy định mới thì người phiên dịch trong tố tụng cạnh tranh được hiểu như thế nào? Và quyền, nghĩa vụ của người phiên dịch trong trường hợp này cụ thể như nào?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 71 Luật Cạnh tranh 2018 thì
Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng cạnh tranh không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch có thể được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh yêu cầu để phiên dịch hoặc do bên khiếu nại, bên bị điều tra hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan lựa chọn hoặc do các bên thỏa thuận lựa chọn nhưng phải được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh chấp thuận.
Theo đó: Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng cạnh tranh không sử dụng được tiếng Việt
Người phiên dịch có quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Có mặt theo giấy triệu tập;
- Phải phiên dịch trung thực, khách quan, đúng nghĩa;
- Đề nghị người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh giải thích thêm nội dung cần phiên dịch;
- Không được tiếp xúc với người tham gia tố tụng cạnh tranh khác nếu việc tiếp xúc đó làm ảnh hưởng đến tính trung thực, khách quan, đúng nghĩa khi phiên dịch;
- Được thanh toán các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật.
Đối với người phiên dịch trong tố tụng cạnh tranh được hiểu thế nào? (Hình từ Internet)
Người phiên dịch phải từ chối tham gia tố tụng cạnh tranh khi nào?
Xin chào và chúc sức khỏe tất cả các bạn tư vấn pháp luật. Tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật mới vừa được Quốc hội thông qua trong lĩnh vực cạnh tranh. Tôi có một thắc mắc cần được giải đáp. Đó là theo quy định mới thì người phiên dịch phải từ chối tham tố tụng cạnh tranh trong các trường hợp nào? Xin cảm ơn!
Trả lời: Theo quy định mới nhất hiện nay thì người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng cạnh tranh không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch có thể được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh yêu cầu để phiên dịch hoặc do bên khiếu nại, bên bị điều tra hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan lựa chọn hoặc do các bên thỏa thuận lựa chọn nhưng phải được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh chấp thuận.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 71 Luật Cạnh tranh 2018 thì người phiên dịch phải từ chối tham gia tố tụng cạnh tranh trong các trường hợp sau đây:
- Là bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc là người thân thích của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Đã tham gia tố tụng cạnh tranh với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, người làm chứng, người giám định trong cùng vụ việc cạnh tranh;
- Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư khi làm nhiệm vụ.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Người giám định tham gia tố tụng cạnh tranh sẽ bị thay đổi khi nào?
Quốc hội vừa thông qua Luật cạnh tranh mới để thay thế Luật Cạnh tranh 2004. Vậy các bạn cho tôi hỏi theo Luật mới thì trong quá trình tố tụng cạnh tranh mà có sự tham gia của người giám định, thì trong các trường hợp nào người giám định sẽ bị thay đổi? Xin cảm ơn!
Trả lời: Theo quy định mới nhất hiện nay thì người giám định là người am hiểu và có kiến thức cần thiết về lĩnh vực cần giám định được Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trưng cầu hoặc được các bên liên quan đề nghị giám định trong trường hợp Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh từ chối trưng cầu giám định.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 70 Luật Cạnh tranh 2018 thì người giám định tham gia tố tụng cạnh tranh sẽ bị thay đổi trong các trường hợp sau đây:
- Là bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc là người thân thích của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Đã tham gia tố tụng cạnh tranh với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, người làm chứng, người phiên dịch trong cùng vụ việc cạnh tranh;
- Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư khi làm nhiệm vụ.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?