Chỉ có doanh nghiệp nhà nước mới được kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp?
Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp chỉ có doanh nghiệp nhà nước mới được phép?
Chỉ có doanh nghiệp nhà nước mới được phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp có đúng không? Quy định tại văn bản nào vậy, nhờ hỗ trợ.
Trả lời:
Điểm a khoản 3 Điều 37 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 có quy định:
Việc kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp thực hiện theo quy định sau đây:
a) Tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp phải là doanh nghiệp nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
...
Như vậy, theo luật thì chỉ có doanh nghiệp nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng mới được phép tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp.
Chỉ có doanh nghiệp nhà nước mới được kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp? (Hình từ Internet)
Kinh doanh dịch vụ nổ mìn chỉ có doanh nghiệp nhà nước mới được phép?
Tại thời điểm này, hoạt động kinh doanh dịch vụ nổ mìn, thì có phải chỉ có doanh nghiệp nhà nước mới được phép kinh doanh đúng không? Các doanh nghiệp khác không có quyền kinh doanh hoạt động này?
Trả lời:
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 43 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về điều kiện, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ nổ mìn quy định như sau:
Được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký ngành, nghề cung ứng dịch vụ nổ mìn; đối với tổ chức, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nổ mìn có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là doanh nghiệp nhà nước.
Như vậy, thời điểm hiện tại thì kinh doanh dịch vụ nổ mìn chỉ có doanh nghiệp nhà nước mới có quyền.
Quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong hoạt động dịch vụ nổ mìn?
Để phục vụ cho nhu cầu công việc, tôi có thắc mắc này mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Cho tôi hỏi điều kiện đối với các ngành, nghề kinh doanh trong hoạt động dịch vụ nổ mìn được quy định như thế nào? Hy vọng sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn rất nhiều.
Trả lời:
Căn cứ pháp lý: khoản 2 Điều 43 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017
Điều kiện, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ nổ mìn quy định như sau:
- Được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký ngành, nghề cung ứng dịch vụ nổ mìn; đối với tổ chức, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nổ mìn có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là doanh nghiệp nhà nước;
- Có đủ điều kiện về sử dụng, bảo quản và vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp theo quy định của Luật này; cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự đủ để cung ứng dịch vụ cho tối thiểu 05 tổ chức thuê dịch vụ;
- Có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan khi sử dụng, bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp để thực hiện dịch vụ nổ mìn.
Ban biên tập thông tin đến bạn!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?