Bắt buộc công ty phải đóng 2% kinh phí công đoàn dù không thành lập công đoàn?

Có bắt buộc công ty phải đóng 2% kinh phí công đoàn dù không thành lập công đoàn? Quy trình đăng ký tham gia tổ chức công đoàn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ? Công đoàn công ty không tổ chức thăm hỏi nhân viên khi ốm đau có bị xử phạt không?

Có bắt buộc công ty phải đóng 2% kinh phí công đoàn dù không thành lập công đoàn?

Công ty tôi thời điểm hiện tại không có thành lập công đoàn cơ sở. Vậy hàng tháng công ty tôi có nghĩa vụ phải đóng kinh phí công đoàn 2% hay không?

Trả lời: Theo quy định tại tại Luật Công đoàn 2012 thì công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tài chính của Công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:

- Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng;
- Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;
- Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ;
- Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Mặt khác, theo quy định tại Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP thì đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:

- Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
- Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
- Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Như vậy: Căn cứ quy định trích dẫn trên đây thì các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư có trách nhiệm đóng kinh phí công đoàn theo quy định của pháp luật, mà không phân biệt tại các doanh nghiệp đó đã thành lập công đoàn cơ sở hay chưa.

Bắt buộc công ty phải đóng 2% kinh phí công đoàn dù không thành lập công đoàn?

Bắt buộc công ty phải đóng 2% kinh phí công đoàn dù không thành lập công đoàn? (Hình từ Internet)

Do đó: Đối với trường hợp công ty bạn thời điểm hiện tại không có thành lập công đoàn cơ sở, nhưng hàng tháng công ty bạn có trách nhiệm phải đóng kinh phí công đoàn theo quy định của pháp luật.

Mức đóng kinh phí công đoàn đối với công ty bạn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Quy trình đăng ký tham gia tổ chức công đoàn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Xin Quý cơ quan cho biết: Hồ sơ và quy trình để đăng kí tham gia tổ chức công đoàn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời: Theo quy định tại Điều 5 Luật Công đoàn 2012Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XI, Công đoàn cơ sở được thành lập tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng lao động là người Việt Nam, khi có đủ hai điều kiện sau: Có ít nhất năm đoàn viên công đoàn hoặc năm người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam; Có tư cách pháp nhân.

1. Về quy trình thành lập Công đoàn cơ sở:

Theo Hướng dẫn 238/HD-TLĐ năm 2014 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XI, quy trình thành lập công đoàn cơ sở gồm 3 bước sau:

Bước 1. Thành lập Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở (sau đây gọi tắt là Ban vận động):

+ Điều kiện thành lập Ban vận động: Khi có từ ba người lao động trở lên đang làm việc tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.

+ Người lao động (có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam) tự tập hợp, thống nhất bầu Trưởng ban vận động.

+ Ban vận đông có trách nhiệm: tổ chức vận động thành lập công đoàn cơ sở; vận động người lao động tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam; đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hướng dẫn việc tổ chức hội nghị thành lập công đoàn cơ sở.

Bước 2. Tổ chức hội nghị thành lập công đoàn cơ sở:

-Nội dung hội nghị gồm:

+ Báo cáo quá trình vận động người lao động gia nhập công đoàn và tổ chức thành lập công đoàn cơ sở;

+ Báo cáo danh sách người lao động có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn (hoặc danh sách những người đã là đoàn viên công đoàn hiện đang công tác tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp);

+ Tuyên bố thành lập công đoàn cơ sở;

+ Bầu Ban chấp hành công đoàn cơ sở;

+ Thông qua chương trình hoạt động của công đoàn cơ sở.

-Đối với việc bầu cử Ban chấp hành tại hội nghị thành lập công đoàn cơ sở thực hiện theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, người trúng cử phải có số phiếu tán thành quá ½ so với số phiếu thu về. Phiếu bầu cử phải có chữ ký của trưởng ban vận động ở góc trái, phía trên phiếu bầu.

Bước 3. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (LĐLĐ cấp huyện, Công đoàn ngành) ra quyết định công nhận:

Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm thẩm định tính hợp pháp của quá trình thành lập công đoàn cơ sở.

- Trường hợp đủ điều kiện thì ra các quyết định: công nhận đoàn viên, công nhận công đoàn cơ sở, công nhận Ban chấp hành.

- Trường hợp không đủ điều kiện công nhận thì thông báo bằng văn bản tới Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở.

2. Hồ sơ đề nghị công nhận đoàn viên, Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở:

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi kết thúc hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở gửi hồ sơ, đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sơ quyết định công nhận đoàn viên, Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở. Hồ sơ gồm:

+ Văn bản đề nghị công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở, ban chấp hành công đoàn cơ sở;

+ Danh sách đoàn viên, kèm theo đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam của người lao động;

+ Biên bản hội nghị thành lập công đoàn cơ sở;

+ Biên bản kiểm phiếu bầu Ban chấp hành công đoàn cơ sở.

Công đoàn công ty không tổ chức thăm hỏi nhân viên khi ốm đau có bị xử phạt không?

Tôi làm việc tại một công ty và trong công ty có thành lập công đoàn, nhưng tôi không biết trách nhiệm của công đoàn là làm gì vì tôi thấy việc thành lập công đoàn ở đây chỉ là hình thức.

Trả lời: Theo quy định tại Điều 18 Luật Công đoàn 2012 về quyền của đoàn viên công đoàn

"...
5. Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.
..."
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 Luật Công đoàn 2012 về việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính của công đoàn
"...
h) Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động;
..."

Như vậy theo quy định trên đây thì quyền của đoàn viên công đoàn là được công đoàn thăm hỏi khi ốm đau. Nguồn tài chính của công đoàn cũng nhằm mục đích sử dụng cho thăm hỏi, trợ cấp đoàn viên công đoàn, người lao động khi ốm đau. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật không quy định cụ thể về trách nhiệm bắt buộc thăm hỏi khi người lao động ốm đau của công đoàn cũng như chế tài xử lý khi công đoàn không đảm bảo quyền của người lao động là như thế nào do đó với trường hợp này rất khó để xem xét xử lý tổ chức công đoàn của công ty bạn.

Trân trọng!

Công đoàn
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công đoàn
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về quyền phản biện xã hội của Công đoàn từ 1/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp từ 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
08 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động Công đoàn từ 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đoàn viên công đoàn là gì? 12 quyền của đoàn viên công đoàn Việt Nam từ 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Công đoàn 2024? Luật Công đoàn 2024 có bao nhiêu Chương, bao nhiêu Điều?
Hỏi đáp Pháp luật
Cán bộ công đoàn được giám sát việc thực hiện thang lương bảng lương từ 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
4 cấp công đoàn trong Luật Công đoàn 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn lần 5 năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp câu nói hay về 20/10? Công đoàn có bắt buộc phải tặng quà cho lao động nữ vào 20/10 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về thể thức văn bản của công đoàn mới nhất năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công đoàn
4,937 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công đoàn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công đoàn

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tài chính Công đoàn: Các văn bản liên quan cần biết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào