Cần có bằng TOEIC bao nhiêu để được làm đăng kiểm viên tàu biển bậc cao?
Muốn làm đăng kiểm viên tàu biển bậc cao cần có bằng TOEIC bao nhiêu?
Tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 51/2017/TT-BGTVT quy định tiêu chuẩn của Đăng kiểm viên tàu biển bậc cao như sau:
Ngoài việc đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn của đăng kiểm viên tàu biển quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này, đăng kiểm viên tàu biển bậc cao phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ cho đăng kiểm viên tàu biển bậc cao về nghiệp vụ đăng kiểm phương tiện và sản phẩm công nghiệp, nghiệp vụ đánh giá hệ thống quản lý do Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức hoặc tổ chức đăng kiểm nước ngoài đã ký thỏa thuận với Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức;
b) Có chứng chỉ tiếng Anh: TOEIC đạt từ 600 điểm trở lên, hoặc BELTS đạt từ 5.5 trở lên, hoặc TOEFL CBT đạt từ 173 điểm trở lên, hoặc TOEFL PBT đạt từ 500 điểm trở lên, hoặc TOEFL iBT đạt từ 61 điểm trở lên, hoặc có bằng cử nhân Anh văn, hoặc tốt nghiệp đại học trở lên tại các trường giảng dạy bằng tiếng Anh;
c) Đạt yêu cầu trong kỳ đánh giá đăng kiểm viên trước khi công nhận đăng kiểm viên tàu biển bậc cao và đánh giá hàng năm;
d) Có tổng thời gian giữ hạng đăng kiểm viên tàu biển đủ 05 (năm) năm.
Như vậy, theo quy định trên một trong những tiêu chuẩn của đăng kiểm viên tàu biển bậc cao là phải có chứng chỉ TOEIC đạt từ 600 điểm trở lên. Bạn có bằng TOEIC 550 điểm thì bạn chưa đủ tiêu chuẩn để trở thành đăng kiểm viên tàu biển bậc cao.
Cần có bằng TOEIC bao nhiêu để được làm đăng kiểm viên tàu biển bậc cao? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của đăng kiểm viên tàu biển bậc cao bao gồm những gì?
Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 51/2017/TT-BGTVT quy định nhiệm vụ của đăng kiểm viên tàu biển bậc cao như sau:
Ngoài những nhiệm vụ như đối với đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác kiểm tra, đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác thẩm định thiết kế, đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá, đăng kiểm viên tàu biển bậc cao còn thực hiện những nhiệm vụ sau:
a) Tham mưu cho lãnh đạo đơn vị về những vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ khi có yêu cầu;
b) Chủ trì thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn nghiệp vụ đăng kiểm;
c) Tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về công tác đăng kiểm phương tiện và sản phẩm công nghiệp;
d) Tham gia tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, đánh giá đăng kiểm viên bậc cao theo sự phân công của lãnh đạo đơn vị.
Do đó, trở thành một đăng kiểm viên tàu biển bậc cao thì có những nhiệm vụ được nêu trên.
Tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu biển bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 51/2017/TT-BGTVT quy định tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu biển như sau:
1. Cục Đăng kiểm Việt Nam ban hành chương trình tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu biển và tổ chức thực hiện tập huấn nghiệp vụ cho các đăng kiểm viên tàu biển.
2. Chương trình tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu biển bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan đến công tác đăng kiểm;
b) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Cục Đăng kiểm Việt Nam;
c) Chức năng, hoạt động của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO), Hiệp hội các tổ chức phân cấp tàu quốc tế (IACS), Hiệp hội các tổ chức phân cấp tàu Châu Á (ACS), các chính quyền hàng hải và các tổ chức công nghiệp hàng hải;
d) Các quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ đăng kiểm liên quan đến nhiệm vụ được giao;
đ) Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, các kiến thức cơ bản về hoạt động và khai thác tàu biển, công trình biển.
Chương trình tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu biển bao gồm 5 nội dung đã được nêu trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng có các quyền và nghĩa vụ nào?
- Thẩm quyền và tổ chức thực hiện đối với vốn đầu tư công đối với Tổng cục Hải quan được thực hiện như thế nào?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ: “Tích cực, chủ động .......... và giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền số quốc gia trên gì?
- Văn bản thống nhất lấy tên gọi Quân đội ta là “Quân đội nhân dân Việt Nam” được ký vào thời gian nào?
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách cần những điều kiện gì?