Quy định về danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Ngân hàng” và “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” trong ngành Ngân hàng?

Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Ngân hàng” và “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” trong ngành Ngân hàng quy định ra sao? Quy định về danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” trong ngành Ngân hàng? Danh hiệu “Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước” và “Cờ thi đua của Chính phủ” được quy định như thế nào? Xin được giải đáp.

Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Ngân hàng” và “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” trong ngành Ngân hàng quy định ra sao?

Căn cứ Điều 13 Thông tư 17/2019/TT-NHNN có quy định danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Ngân hàng” và “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” như sau:

1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Ngân hàng” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có 3 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” liền kề trước thời điểm đề nghị khen thưởng. Cá nhân có thành tích “tiêu biểu xuất sắc” là cá nhân đã được tặng “Bằng khen của Thống đốc” hoặc được Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng trong thời gian xét “Chiến sĩ thi đua ngành Ngân hàng”;
b) Có sáng kiến hoặc đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành.
2. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 và Điểm a Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.

Theo đó, Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Ngân hàng” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

- Có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có 3 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” liền kề trước thời điểm đề nghị khen thưởng. Cá nhân có thành tích “tiêu biểu xuất sắc” là cá nhân đã được tặng “Bằng khen của Thống đốc” hoặc được Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng trong thời gian xét “Chiến sĩ thi đua ngành Ngân hàng”;

- Có sáng kiến hoặc đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành.

Quy định về danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Ngân hàng” và “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” trong ngành Ngân hàng?

Quy định về danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Ngân hàng” và “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” trong ngành Ngân hàng? (Hình từ Internet)

Quy định về danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” trong ngành Ngân hàng?

Theo Điều 14 Thông tư 17/2019/TT-NHNN có quy định danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” như sau:

1. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” được xét tặng hằng năm cho tập thể tiêu biểu, lựa chọn trong số các tập thể đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Sáng tạo, vượt khó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước;
b) Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;
c) Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất 70% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;
d) Có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.
2. Tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này được xác định như sau:
a) Tập thể thuộc Ngân hàng Nhà nước: Hoàn thành xuất sắc kế hoạch công tác trong năm và nhiệm vụ khác được cấp trên giao; có nhiều đề xuất góp ý vào việc xây dựng quy chế, chính sách của Ngân hàng Nhà nước; chấp hành tốt chế độ báo cáo, thống kê;
b) Tập thể thuộc các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu, kế hoạch hoạt động của năm; thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy chế, quy định của Ngân hàng Nhà nước;
c) Tập thể thuộc Khối đào tạo: Hoàn thành xuất sắc toàn diện chỉ tiêu, kế hoạch được giao; đảm bảo chất lượng giảng dạy; tổ chức thực hiện tốt và duy trì có nề nếp công tác nghiên cứu khoa học; chấp hành tốt các quy định về chế độ thông tin báo cáo; tổ chức quản lý tốt sinh viên; có biện pháp ngăn chặn kịp thời các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học, giữ gìn môi trường sư phạm trong nhà trường; tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng;
d) Tập thể thuộc các doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quản lý: Hoàn thành xuất sắc toàn diện chỉ tiêu, kế hoạch được giao; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo theo quy định; thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ;
đ) Cơ quan thường trực các Hiệp hội do Ngân hàng Nhà nước quản lý: tuyên truyền có hiệu quả chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của Ngân hàng Nhà nước; có nhiều đề xuất xây dựng quy chế, chính sách trong hoạt động ngân hàng.

Như vậy, Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” được xét tặng hằng năm cho tập thể tiêu biểu, lựa chọn trong số các tập thể đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” đạt các tiêu chuẩn sau:

- Sáng tạo, vượt khó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước;

- Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;

- Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất 70% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;

- Có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.

Danh hiệu “Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước” và “Cờ thi đua của Chính phủ” được quy định như thế nào?

Tại Điều 15 Thông tư 17/2019/TT-NHNN có quy định danh hiệu “Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước” và “Cờ thi đua của Chính phủ” như sau:

1. Danh hiệu “Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước” được xét tặng hằng năm cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Là tập thể tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua của ngành Ngân hàng trong từng lĩnh vực, khu vực, vùng miền hay từng hệ thống; hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao trong năm; được bình chọn, suy tôn là đơn vị dẫn đầu các Khối, Cụm thi đua trong ngành Ngân hàng; đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” do cấp có thẩm quyền công nhận;
b) Có nhân tố mới, mô hình mới để các tập thể khác trong cùng Khối, Cụm hay toàn hệ thống học tập;
c) Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Ngân hàng Nhà nước, của đơn vị và địa phương; nội bộ đoàn kết, tích cực thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội khác.
2. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” được xét tặng hằng năm cho:
a) Các tập thể tiêu biểu xuất sắc dẫn đầu trong số tập thể đạt tiêu chuẩn “Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước” được bình chọn qua các phong trào thi đua hằng năm. Số lượng tập thể đề nghị xét “Cờ thi đua của Chính phủ” không quá 20% tổng số tập thể đạt tiêu chuẩn tặng “Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước”;
b) Các tập thể tiêu biểu nhất trong phong trào thi đua theo chuyên đề do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động được đánh giá, bình xét, suy tôn khi sơ kết, tổng kết từ 05 năm trở lên.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khen thưởng
Phan Hồng Công Minh
1,907 lượt xem
Khen thưởng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khen thưởng
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về đăng ký danh hiệu thi đua, ký giao ước thi đua trong ngành Ngân hàng?
Hỏi đáp pháp luật
Có những danh hiệu thi đua nào trong ngành Ngân hàng?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Ngân hàng” và “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” trong ngành Ngân hàng?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về những loại hình khen thưởng trong ngành Ngân hàng?
Hỏi đáp pháp luật
Hiệp y khen thưởng trong ngành Công Thương được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trong Tòa án nhân dân nhiệm vụ về công tác tuyên truyền các điển hình tiên tiến được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về nhiệm vụ phát động phong trào thi đua trong Tòa án nhân dân như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về biểu mẫu số liệu số 0014-ĐT số liệu cơ bản về đào tạo?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khen thưởng có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào